Bệnh hại Bệnh đốm mốc xanh

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng na , đu đủ , hồng xiêm (Trang 67 - 68)

- Nội quả bì:

2. Bệnh hại Bệnh đốm mốc xanh

Bệnh đốm mốc xanh

Nấm gây hại chủ yếu mặt trên lá. Trên lá có những đốm bệnh hình tròn, đường kính 1-2 mm, màu xanh đọt chuối sậm, hơi nhô lên như có nhung trên bề mặt vết bệnh. Bên trong vết bệnh cũng có những vết lấm tấm đen.

Cách phòng trị: Phun Copper-B, Mancozeb, Score nồng độ 0,1-0,2%. Tỉa cành để thông thoáng bên trong tán cây.

Bệnh đốm rong

Do rong Cephaleuros virescens. Gây hại trên mặt lá trong mùa mưa. Đốm bệnh xuất hiện ở mặt trên lá, hình tròn hơi nhô lên, có màu nâu, ở giữa đốm bệnh có phấn màu vàng tối. Mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt đến nâu sậm. Nếu nặng lá bị vàng và rụng.

Cách phòng trị: Phun các loại thuốc giống như trị bệnh mốc xanh.

Bệnh thối trái

Do nấm Oidium sp. Vùng thối bắt đầu từ cuống trái, có phấn trắng. Trái bị thối và rụng. Bệnh xuất hiện nhiều trong mùa mưa.

Cách phòng trị: Phun các loại thuốc như Mancozeb, Bayfidan, Antracol nồng độ 0,1-0,2%

Bệnh thối rễ vàng lá

Các lá đọt bị vàng trước, lá vàng cả gân lá, rụng nhiều. Rễ bị thối, bong vỏ, nhất là các rễ nhánh nhỏ. Bệnh thường xuất hiện sau mùa lũ, hoặc trong mùa mưa liếp bị ngập thường xuyên. Cách phòng trị: Thoát nước vườn tốt trong mùa mưa. Tăng cường bón phân hữu cơ. Tránh làm tổn thương rễ khi chăm sóc. Nên trị bệnh sớm khi thấy xuất hiện một số lá vàng trên cây. Tưới vào gốc định kỳ 7-15 ngày/lần bằng các loại thuốc như Mancozeb, Aliette, Ridomil nồng độ 0,2-0,5%. Có thể ngừa bằng cách sau mùa nước ngập tiến hành tưới gốc bằng các loại thuốc gốc đồng và bón thêm phân lân.

Trường hợp cây có lá vàng trên các đọt cành mang trái có thể là do thiếu nguyên tố vi lượng, cần được xác định thêm.

Thu hoạch, bảo quản

Tùy theo giống, điều kiện khí hậu, từ khi ra hoa đến thu hoạch mất khoảng 3-5 tháng. Khi chín vỏ trái chuyển màu từ nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, vỏ trái mỏng và láng, trái mềm, có mùi thơm. ở miền Nam mùa thu hoạch chính vụ là vào tháng 6-8 dương lịch, còn ở các tỉnh miền Bắc mùa thu hoạch từ tháng 7 kéo dài đến đầu tháng 9 dương lịch. Để bảo quản được lâu cần tiến hành ngưng nước trước khi thu hoạch một tuần, thu hoạch đúng độ chín.

Nên thu hoạch vào ngày tạnh ráo, buổi sáng hoặc chiều tránh buổi trưa lúc trời quá nóng. Khi thu hoạch nên dùng kéo bén cắt cả chùm trái để giúp tược mới dễ mọc ra. Sau khi hái đưa trái vào chổ mát, trải mỏng ra, không nên để thành đống.

Hiện nay nhãn chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc ở hai dạng xuất trái tươi (hàng rỗ) hoặc sấy khô. Tiêu chuẩn trái đóng rổ xuất tươi là phải có đường kính khoảng 2,4 cm trở lên, có màu sáng đẹp. Để giúp cho vỏ trái lên màu vàng chanh sáng đẹp, nhãn trái sau khi đã đóng khai được tiến hành xông khói lưu huỳnh để tẩy màu vỏ nhãn. Trái nhãn tươi có thể tồn trữ vài ngày ở 25-31o C. Ở 5oC có thể tồn trữ 40-45 ngày, ở 10oC tồn trữ 20 ngày, ẩm độ không khí lúc tồn trử khoảng 85-90%.

Sấy khô nhãn nguyên trái: Trái sau khi thu hoạch tiến hành loại trái bị hư, lá, gié phát hoa, sau đó cho lên lò sấy liên tục, tiến hành xáo trộn thường xuyên để trái khô cho đều đến khi cơm khô nước (khoảng 48 giờ) Trung bình 3 kg nhãn tươi sau khi sấy sẽ được 1 kg nhãn khô nguyên trái, sau khi sây khô xong để vào bao để nơi khô ráo, trong một thời gian vài tháng.

Sấy nhãn bốc long (cơm nhãn): sau khi sấy nguyên trái 20-24 giờ thì lấy ra tiến hành bốc cơm, sau đó sấy cơm lại một lần nửa cho đến khi khô (khoảng 20-24 giờ). Trái nhãn dùng để bốc long phải để thật chín mới thu hoạch, sau khi thu hoạch đến lúc đưa vào sấy càng ngắn càng tốt.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng na , đu đủ , hồng xiêm (Trang 67 - 68)