Cách đặt cây con

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng na , đu đủ , hồng xiêm (Trang 43 - 46)

- Nội quả bì:

3. Cách đặt cây con

Đào hố nhỏ ở giữa mô vừa với kích thước bầu cây con, đặt mặt bầu bằng mặt mô, lấp đất vừa quá mặt bầu. Sau khi đặt cây, ém đất lại chung quanh gốc, cắm cọc buộc giữ cho cây không bị gió làm lung lay và tưới đủ nước.

4. Khoảng cách và kiểu trồng

Tùy thuộc vào giống, đất đai, kỹ thuật canh tác, phương pháp nhân giống. Các loại khoảng cách trồng thích hợp được đề nghị như sau:

• Cam mật, cam dây, các loại quít, chanh : 4 m x 4 m

• Cam sành : 3 m x 3 m

• Bưởi : 6 m x 6 m

Có thể trồng dầy trong giai đọan đầu (khoảng 4-5 năm) với khoảng cách dầy trên hàng, thưa giữa các hàng (2x4m đối với cam), sau đó khi cây giao tán thì đốn bớt để tạo khoảng cách thích hợp, giúp cây phát triển tốt hơn.

Cần kết hợp khoảng cách trồng với kiểu trồng thích hợp.

• Hình vuông và chữ nhật: là kiểu trồng phổ biến, trên líp trồng 2 hàng theo dạng hình vuông hay hình chữ nhật, kiểu trồng này dễ dàng áp dụng cơ giới hoá và chăm sóc.

• Nanh sấu: líp được trồng 2 hàng so le, kiểu trồng này thích hợp cho trồng dầy.

• Chữ ngũ: líp được trồng 3 hàng. Hai hàng bìa trồng theo kiểu hình vuông, thêm một hàng ở giữa. Kiểu trồng này tăng được 15% số cây, nhiều hơn so với kiểu trồng hình vuông.

• Tam giác: líp trồng 3 hàng. Hai hàng bìa trồng theo kiểu chữ nhật, thêm 1 hàng ở giữa. Kiểu trồng nầy tăng được 50% số cây so với kiểu trồng chữ nhật.

5. Chăm sóc

Đấp thêm mô, bồi líp

Sau khi đặt bầu cam quýt được khoảng 6 tháng thì tiến hành đấp đất thêm vào chân mô để rễ mọc lan ra. Việc bồi mô tiến hành trong khoảng 2 năm đầu tiên sau khi trồng, mỗi năm làm 1-2 lần. Từ năm thứ 3 trở đi thì tiến hành bồi toàn líp, mỗi năm một lần với độ cao bồi từ 2-3 cm. Lưu ý: rễ cam quít cần nhiều oxy để phát triển do đó tránh bồi đất quá dầy gây nghẹt rễ. Việc bồi líp có thể kết hợp làm trong giai đoạn xử lý cho cây ra hoa. Đất bồi mô, líp là đất bùn mương, bãi sông hay đất mặt ruộng phơi khô...

Trồng xen

Khi cây cam quýt còn nhỏ chưa giao nhau tán, nên trồng xen để tận dụng đất, tăng thu nhập, che phủ đất hạn chế cỏ dại... Xác bã cây trồng xen sau khi thu hoạch được dùng làm phân xanh để cải tạo đất. Có thể trồng xen các loại đậu, rau cải, dưa leo, cà, ớt, củ sắn... Chuối cũng được trồng xen nhưng phải đốn bỏ kịp thời để tránh che rợp. Đối với các loài thích ánh sáng vừa phải như cam sành, quýt thì có thể trồng xen vào 2 bên cạnh líp bằng những cây có tán thưa (như so đủa, tràm nước...) để giảm bớt ánh sáng chiếu trực tiếp.

Làm cỏ, che phủ líp, xới đất

Ở các vườn cam quýt chưa giao tán, cần làm cỏ thường xuyên nhất là trong mùa mưa, để tránh cạnh tranh về nước và dinh dưỡng... Trong mùa nắng, cỏ làm xong nên phơi khô để đậy líp. Trong mùa mưa, có thể ngâm cỏ dưới các mương vườn để tạo chất mùn bồi líp. Làm cỏ bằng dao hay dùng hóa chất diệt cỏ...

Do rễ lông của cam quýt mọc yếu và cạn gần lớp đất mặt nên dễ bị tổn thương do nhiệt độ cao trong mùa nắng, do đó việc tủ gốc (hay tủ líp) là một biện pháp quan trọng giúp giữ ẩm cho đất và bảo vệ rễ. Dùng cỏ khô hay các dư thừa thực vật khác như rơm rạ, thân cây đậu đã thu hoạch, lục bình phơi khô... để đậy gốc, líp.

Việc xới đất cần thực hiện hàng năm để giúp đất thông thoáng, cung cấp thêm oxy cho rễ. Gần gốc thì xới cạn, giữa các hàng thì xới sâu hơn. Độ sâu xới khoảng 5 cm. Nên dùng cào răng để kéo trên líp.

Tưới tiêu nước

Khi cây cam quýt còn nhỏ nên tưới nước thường xuyên, nhất là trong mùa nắng. Lưu ý sau khi trồng tránh tưới bằng gàu trực tiếp vào gốc cây con vì dễ làm lung lay gốc, độ bám đất của rễ yếu, cây phát triển kém. Khi cây đã trưởng thành việc tưới nước có thể kết hợp với kỹ thuật điều khiển cho cây ra hoa. Có thể dùng máy bơm tưới từ ngọn trở xuống để rửa cây và hạn chế bớt côn trùng đeo bám, nhất là trong giai đoạn ra hoa, tiến hành sau khi hoa đã thụ phấn xong để tránh ảnh hưởng đến khả năng đậu trái.

Cam quýt là loại cây rất sợ úng nước do đó phải thoát nước kịp thời trong mùa mưa lũ, giữ mặt líp luôn cao hơn mực nước cao nhất trong năm khoảng từ 30cm trở lên.

Kỹ thuật bón phân

Tùy theo đất đai, giống, tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định số lượng phân bón cho thích hợp. Về cơ bản các loại phân đạm, lân và kali cần được cung cấp cho cây đầy đủ, bên cạnh đó phân hữu cơ và các nguyên tố vi lượng cũng cần được bón bổ sung để đạt được năng suất cao. Sau đây là số lượng phân bón đề nghị bón hằng năm cho cây.

Bảng: Chế độ phân bón cho các loại cam quít.

Năm tuổi N (gr/cây) P2O5(gr/cây) K2O (gr/cây)

1 - 3 50 - 150 50 - 100 60

4 - 6 200 - 250 150 - 200 120

7 - 9 300 - 400 250 - 300 180

10 và già hơn 400 - 800 350 - 400 240

- Cách bón:

• Đối với cây con : 1-3 năm tuổi:

o Phân lân và kali: bón 1 lần vào cuối mùa mưa.

o Phân đạm: bón mỗi năm 3-4 lần, chia đều mỗi lần bón. Có thể pha vào nước để tưới trong năm đầu tiên, sau đó thì bón gốc.

• Đối với cây bắt đầu thu trái: bón chia làm 4 lần.

o Lần 1: trước khi cây ra hoa (kết hợp lúc bắt đầu tưới nước trở lại trong kỹ thuật siết nước) bón 1/3 số lượng phân đạm.

o Lần 2: sau khi đậu trái khoảng 6-8 tuần bón 1/3 số lượng phân đạm và 1/2 số lượng phân Kali.

o Lần 3: trước thu hoạch trái khoảng 1-2 tháng bón 1/2 số lượng Kali còn lại.

o Lần 4: sau khi thu hoạch trái, bón toàn bộ phân lân và 1/3 phân đạm. Cần bón thêm phân hữu cơ với số lượng 10 - 20 kg/gốc. Việc bón phân hữu cơ, nhất là phân chuồng rất quan trọng trong canh tác cam quýt vì có tác dụng làm cho đất tơi xốp, giữ được dinh dưỡng nhiều hơn để cung cấp cho cây, hạn chế các bệnh gây hại trên rễ... Tuy nhiên, việc làm nầy đôi khi cũng giúp cho 1 số côn trùng phát triển nhanh trong đất (như trùng đất) mà hoạt động của chúng đôi khi có ảnh hưởng tới rễ, ngoài ra mối và rệp sáp cũng có thể phát triển nhiều phá hại rễ, do đó cần có biện pháp phòng trị thích hợp.

Tạo hình và cắt tỉa

Có tác dụng giúp cho thân cành phân bố hợp lý, tận dụng được không gian, tăng cường được sự đồng hóa các chất trong cây do rút ngắn khoảng cách giữa

thân cành và bộ rễ. Việc tạo hình cần làm sớm khi cây còn nhỏ. Trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta, có thể tạo cho cây có dạng hình bán cầu thoáng hạn chế sâu bệnh, đổ ngã.

Việc cắt tỉa được tiến hành sau khi thu hoạch trái, cắt bỏ những cành già, cành vượt, cành bị sâu bệnh, dập gẩy...

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng na , đu đủ , hồng xiêm (Trang 43 - 46)