Chương VIII: CÂY KHÓM (Ananas comosus (L.) Merr.) Giá trị, nguồn gốc và giống trồng

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng na , đu đủ , hồng xiêm (Trang 82 - 89)

- Nội quả bì:

Chương VIII: CÂY KHÓM (Ananas comosus (L.) Merr.) Giá trị, nguồn gốc và giống trồng

Giá trị, nguồn gốc và giống trồng

1. Giá trị dinh dưỡng và sử dụng

Khóm là loại cây ăn trái nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng cao, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường thế giới. Toàn bộ trái có chứa: 80-85% nước; 12-15% đường (2/3 dạng Sucrose, còn lại là dạng Glucose và Fructose).; 0,4% protein; 0,5% tro (chủ yếu là Kali), 0,1% chất béo; Một ít chất sợi và một vài loại vitamin (chủ yếu là C và A). Hàm lượng vitamin C thay đổi từ 8-30mg/100g ăn được. Nước khóm còn có chứa men Bromelin có tác dụng phân hủy protein làm kích thích tiêu hóa. Ngoài ra nước khóm còn cung cấp nhiều năng lượng, 1ml nước khóm cho 1 calori. Toàn bộ trái khóm có 60% phần ăn được.

Phần lớn việc sản xuất khóm trên thế giới được dùng đóng hộp, các sản phẩm chính gồm có: xắt khoanh vô hộp, nước khóm hộp. Các dạng khác là sy rô, rượu, nước giải khát, hay trích acid citric, men bromelin...Ngoài chế biến, việc xuất khẩu trái tươi cũng khá quan trọng, ở một số nước, trái loại nhỏ thu hoạch trước khi chín được dùng cho mục đích nầy.

Ngoài việc ăn tươi và đóng hộp, các phụ phẩm khác của khóm còn được sử dụng để: chế biến thức ăn gia súc; dệt vải; thân lá khóm cũng có thể dùng làm nguyên liệu chế biến bột giấy.

2. Nguồn gốc và phân bố

Lịch sử của cây khóm có thể xem là được bắt đầu vào năm 1943 khi ông Christophe Colomb (Kha Luân Bố) và đồng đội là những người Châu Âu đầu tiên tìm thấy và ăn thử trái khóm khi đổ bộ xuống đảo Guadeloupe trong Thái Bình Dương (Nam Mỹ). Lúc đó cây khóm đã phát triển rộng rãi ở Châu Mỹ nhiệt đới và là một nguồn thức ăn quan trọng của dân da đỏ bản xứ. Năm 1535 cây khóm được mô tả lần đầu tiên trong quyển Historia General y Natural de Las Indias bởi Gonzalo Fernandez, một đặc phái viên của vua Tây Ban Nha.

Trước đây người ta ước đoán rằng, những người Ấn Tupi Guarami trong vùng biên giới của Brazil, Argentina và Paraguay hiện nay đã du nhập và làm cây khóm thích nghi trong canh tác. Một vài loài Ananas spp. và những giống có liên quan đã được gặp trong dạng hoang dại ở đó (Collins, 1960). Tuy nhiên, Brucher (1977) có ý kiến là " thứ trồng "Ananas Sativusvar." Cayenne" có nguồn gốc ở cao nguyên Guiana và những loài, giống có liên quan đã mọc lên gần cửa sông Amazon, ở Brazil (gần Sao Paulo) và ở Paraguay.

Việc trồng khóm đại trà thường tập trung trong một khoảng cách từ xích đạo và có ưu thế hơn ở dọc duyên hải phía nam của lục địa (ở phía tây thì quá lạnh) hoặc trên những đảo giao tiếp với nhiệt đới (Hawaii, Đài loan). Hawaii là một

vùng sản xuất khóm chiếm hơn 1/2 sản lượng của thế giới, tuy nhiên đến đầu năm 1960 thì sản lượng sụt giảm và hiện nay đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Hiện nay, một số nước Châu Á có sản lượng khóm tăng nhanh chóng, đặc biệt là Thái Lan và Philippines. Theo FAO (1984), sản lượng khóm trên thế giới có khoảng 9-10 triệu tấn/năm. Naville ước lượng khoảng 28% sản lượng khóm trên thế giới được dùng đóng hộp (1972) và khoảng 5% được xuất khẩu tươi. Khối Cộng Đồng Châu Âu (EEC: European Economic Community) là thị trường tiêu thụ khóm hộp và tươi lớn nhất trên thế giới.

3. Giống trồng

Nhóm Cayenne

Được trồng rất phổ biến trên thế giới, đồng thời được ưa chuộng nhất để đóng hộp. Giống tiêu biểu là Smooth Cayenne (Cayenne lisse).

• Đặc tính đóng hộp: rất tốt.

• Ăn tươi: tốt.

• Xuất khẩu tươi: khá. Các đặc điểm về hình thái:

• Lá: gần như không gai, chỉ có một ít gai ở chóp lá.

• Chồi: ít chồi.

• Dạng trái: hình trụ, mắt dẹp, cạn.

• Trọng lượng trái: trung bình 2,5 kg.

• Lỏi (cùi): trung bình.

• Màu vỏ trái khi chín: vàng da cam.

• Màu ruột khi chín: vàng lợt đến vàng.

• Hương vị: ngọt, hơi chua, ít xơ, nhiều nước, mềm.

• Tính kháng: mẩn cảm với triệu chứng héo khô đầu lá (Wilt).

• Năng suất: cao.

Nhóm Queen.

Là nhóm được trồng chủ yếu ở nước ta hiện nay.

• Đặc tính đóng hộp: kém

• Ăn tươi: rất tốt

• Xuất khẩu tươi: rất tốt Các đặc điểm về hình thái:

• Lá: đầy gai,lá ngắn hơn Cayenne.

• Chồi: cho nhiều chồi cuống, chồi nhỏ.

• Dạng trái: hình nón, mắt sâu.

• Trọng lượng trái: trung bình 1 kg.

• Lỏi: nhỏ.

• Màu vỏ khi chín: vàng.

• Hương vị: ngọt hơn Cayenne, ít chua, ít xơ, xơ ngắn, cong, thơ. Thích hợp cho tiêu thụ tươi.

• Tính kháng: mẩn cảm với bệnh Wilt.

• Năng suất: kém.

Nhóm Spanish (Tây Ban Nha):

• Đặc tính đóng hộp: kém

• Ăn tươi: rất tốt

• Xuất khẩu tươi: rất tốt Các đặc điểm về hình thái:

• Lá: dài, hẹp, có gai.

• Chồi: cho nhiều chồi cuống.

• Dạng trái: hơi tròn (Trụ bầu), mắt rộng, dẹp.

• Trọng lương trái: trung bình 1,2-1,5 kg.

• Lỏi: rất lớn.

• Màu vỏ khi chín: cam.

• Màu ruột khi chín: trắng đến vàng.

• Hương vị: ngọt, hơi có vị cay chua, nhiều xơ.

• Tính kháng: kháng bệnh Wilt.

• Năng suất: kém.

Nhóm Abacaxi: ít phổ biến, còn gọi là Brazilian.

• Đặc tính đóng hộp: xấu.

• Ăn tươi: tốt.

• Xuất khẩu tươi: kém. Các đặc điểm về hình thái:

• Lá: đầy gai.

• Chồi: nhiều chồi cuống.

• Dạng trái: hình tháp (chóp).

• Trọng lượng trái: trung bình 1,5 kg.

• Lỏi: nhỏ đến rất nhỏ.

• Màu vỏ khi chín: vàng.

• Màu thịt khi chín: vàng lợt đến trắng.

• Hương vị: ngọt,mềm, nhiều nước.

• Tính kháng: kháng Wilt khá.

• Năng suất: kém.

Ngoài 4 nhóm trên, Leal và Soule (1977) còn đề nghị thêm một nhóm mới là Maipure. Các giống trong nhóm nầy hoàn toàn không có gai ở lá, như Perolera, Monte Lirio, Bumanguesa. Trái có hình trụ đến bầu dục, lỏi nhỏ, thịt màu ngà,

khá nhiều xơ. Chất lượng không cao khi dùng xuất tươi và đóng hộp, chỉ thích hợp cho tiêu thụ tại chỗ.

Các giống trồng trong nước : Ở miền Bắc có các giống như:

• Dứa hoa Phú thọ (Natal Queen): Victoria

• Dứa hoa Na hoa (Nam phi Queen): Paris, Yellow Mauritius

• Dứa hoa Nam bộ (Nam phi Queen): khóm, thơm ta.

• Dứa ta (Red Spanish): thơm bẹ đỏ, thơm lửa, dứa Sàn, dứa Buộm, Tam dương.

• Độc bình không gai (Cayenne): thơm tây, Sarawak, Hồng kông.

Ở miền Nam khóm trồng chủ yếu là nhóm Queen, tập trung ở một số tỉnh như: Cần Thơ, Kiên Giang, Minh Hải, Long An, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh, gồm có các giống Singapore Canning, Alexandra, Mac-grégor...Nhóm Cayenne chỉ được trồng nhiều ở Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Đặc tính thực vật

1. Rễ

• Rễ sơ cấp: phát sinh từ phôi của hột, chỉ thấy được khi trồng khóm bằng hột.

• Rễ phụ: là loại rễ quan trọng nhất của cây. Mọc trên thân, phát sinh từ hệ thống mạch giữa vỏ và trung trụ. Cách chóp thân khoảng 1cm đã có rễ phụ mọc ra, màu trắng nhưng không rõ , càng xuống bên dưới thân rễ càng mọc dài ra và hoá nâu dần. Các rễ mọc ở phần thân trên mặt đất thường ít phân nhánh và thường dẹp (do các đáy lá ép lại), và chỉ mọc vòng quanh thân. Nếu khi lá bị tách ra tạo khoảng trống thì rễ có thể mọc xuống đất được. Các rễ mọc ra từ phần thân dưới mặt đất thì tròn hơn và phân nhánh nhiều.

• Rễ thứ cấp (rễ nhánh): là những rễ nhỏ mọc ra từ các rễ phụ.

Nói chung là rễ khóm mọc cạn và tương đối ít đâm nhánh. Rễ có thể mọc dài 1- 2 m cách gốc trong điều kiện môi trường thuận lợi. Hầu hết rễ tập trung trong lớp đất mặt từ 0-15cm.Rễ ở phần thân trên mặt đất cũng hút được nước và dinh dưỡng. Do sự sắp xếp của lá nên tất cả các nách lá trên thân có thể chứa được khoảng 80-100ml nước, do đó có thể tưới nước hay dung dịch phân lên cây.

2. Thân

Cây trưởng thành cao khoảng 1-1,2m, đường kính tán 1,3-1,5m. Bóc lá ra có thân nằm bên trong dài khoảng 20-30cm với phần gần ngọn thân to nhất có đường kính 5,5-6,5cm, cuối thân rộng 2-3,5cm. Phần thân trên thường cong, phần thân dưới có thể cong nếu chồi đem trồng là chồi cuống hay chồi thân, và thẳng nếu chồi đem trồng là chồi ngọn.

Trên thân có chia nhiều lóng và đốt. Ở đốt thân (nơi lá đính vào) có mang những mầm ngủ. Các lóng từ phần giữa thân dài khoảng 1-10cm tùy theo giống, điều kiện môi trường...Các lóng từ phần giữa thân trở lên dài hơn các lóng bên dưới. Bên trong thân khóm chia làm 2 phần gọi là vỏ và trung trụ. Nơi tiếp giáp giữa vỏ và trung trụ có một hệ thống mạch rất mỏng, chủ yếu gồm các tế bào gỗ và một ít tế bào libe. Mô mạch không liên tục, bị thủng nhiều chỗ, qua đó các bó mạch chạy dài đến lá. Chính hệ thống mạch nầy đã tạo ra các rễ phụ mọc ra trên thân. Trung trụ gồm một khối tế bào nhu mô có nhiều hạt tinh bột và tinh thể, trong đó các bó mạch xếp thành vòng xoắn ốc xuyên qua nhau làm thành một mạng lưới rất phức tạp.

3. Lá

Số lượng lá trên cây thay đổi tùy theo giống trồng trọt. Ở nhóm Tây Ban Nha có khoảng 35-40 lá. Nhóm Hoàng Hậu 40-50 lá. Nhóm Cayenne 70-80 lá.

Lá được xếp theo hình xoắn ốc, lá non ở giữa, lá già ngoài cùng. Kiểu xếp lá thường thấy là 5/12-5/13 (phải qua 5 đường xoắn ốc trên thân mới gặp lại 2 lá cùng nằm trên một đường thẳng, trong khoảng đó đếm được 12-13 lá).

Hình dạng lá thay đổi tùy theo vị trí của chúng trên thân, tức theo tuổi lá. Theo Py và Tisseau (1965),có thể chia làm các loại như sau:

• Lá A: là những lá phiá ngoài đã phát triển đầy đủ khi chồi được đem đi trồng. Lá có chỗ thắt lại rõ rệt ở gần đáy lá.

• Lá B: là những lá chưa phát triển đủ khi chồi được đem trồng, có một khoảng thắt lại nằm ở vị trí cao hơn so với lá A.

• Lá C: là những lá già nhất phát triển sau khi chồi đã được trồng, trên lá có một chỗ thắt lại nhưng không rõ.

Các loại lá A,B,C thường mọc từ khoảng giữa thân trở xuống. Khi cây ra hoa thì thường chỉ còn lại lá C (lá A,B đã héo chết).

• Lá D: là lá đã phát triển đầy đủ, mọc ở phần giữa thân, đính vào thân một thành một góc 45 độ (theo dây cung 2 đầu lá). Đây là những lá lớn và dài nhất trên cây, loại lá D rất quan trọng vì trọng lượng lá có tương quan chặt chẻ với trọng lượng trái. Việc phân tích tình trạng dinh dưỡng của cây thường được thực hiện trên lá D.

• Lá E: là những lá đã phát triển đủ, mọc ra ở phần "vai" của thân, hình mủi lao, gần 1/2 lá không có diệp lục.

• Lá F: là những lá chót của cây, mọc thẳng từ phần đỉnh thân, hình mủi lao, trên 1/2 lá không có diệp lục.

Các đặc điểm chung của lá khóm gồm có:

• Gai lá: lá có nhiều hay ít gai thay đổi tùy giống trồng. Lá các giống thuộc nhóm Hoàng Hậu, Tây Ban Nha và Tây Phi có gai dọc 2 bên mép lá. Ở nhóm Cayenne, lá chỉ có một ít gai ở đỉnh.

• Tầng mao bộ: bao bên ngoài lá giống như một lớp sáp mỏng trắng, mặt dưới lá có nhiều hơn mặt trên.

• Tầng tế bào chứa nước: nằm ở phần giữa lá, gồm một số tế bào hình cột phía dưới lớp biểu bì. Tầng tế bào nầy giúp lá trử nước khi khô hạn.

• Bó sợi ở lá: nằm giữa lá, bao bọc bởi các mạch li be và gỗ. Tế bào sợi dài, chắc, có thể dùng lấy sợi dệt vải.

• Dạng hình máng xối: lá có dạng hình máng xối giúp cây nhận được nước hữu hiệu, chịu đựng khô hạn tốt.

4. Chồi

Cây khóm có các loại chồi như sau:

• Chồi ngọn: mọc ra ở đầu ngọn trái, mang nhiều lá, lá nhỏ, ít cong lòng máng, gốc chồi thẳng. Trồng bằng chồi ngọn lâu thu hoạch (khoảng 24 tháng). Có thể dùng mầm ngủ trên chồi ngọn để nhân giống (phương pháp nhân giống bằng lá).

• Chồi thân: mọc ra từ mầm ngủ trên thân, thường xuất hiện sau khi cây mẹ đã ra hoa, có 1-2 chồi. Chồi to khoẻ, ít lá, lá dài cứng, tán chồi gọn. Gốc chồi dẹp (do bị đáy lá ép lại), hơi cong. Chồi thân dùng để thay thế cây mẹ ở mùa gốc (từ vụ 2). Trồng chồi thân mau thu hoạch, khoảng 12 tháng.

• Chồi cuống: mọc ra từ mầm ngủ trên cuống trái,ngay sát dưới đáy trái. Hình dạng hơi giống chồi thân nhưng nhỏ hơn, gốc chồi cong, phình to (giống dạng trái). Trong sản xuất lớn thường dùng loại chồi nầy vì có số lượng nhiều (từ >3 chồi /cây). Trưòng hợp không dùng nhân giống thì có thể bẻ bỏ sớm để trái phát triển tốt hơn. Thời gian từ trồng dến thu hoạch khoảng 16-18 tháng.

• Chồi ngầm (chồi rễ, chồi đất): mọc ra từ phần thân dưới mặt đất hoặc nơi cổ rễ. Chồi có lá dài, hẹp, mọc yếu do bị các lá bên trên che ánh sáng. Trồng lâu thu hoạch, khoảng 24 tháng.

5. Hoa

Khóm có hoa lưỡng tính, hoa gồm có 1 lá bắc, 3 lá đài mập, 3 cánh hoa có màu tím nối liền thành một ống, 6 nhị đực và 1 vòi nhụy cái. Bầu noãn chia làm 3 ngăn với vách ngăn dầy. Trên trái hoa xếp theo 2 vòng xoắn ốc. Vòng xoắn theo chiều dốc nhiều chứa khoảng 8-10 hàng, chiều dốc ít chứa khoảng 11-13 hàng. Hoa thường nở buổi sáng, khoảng 5-10 hoa mỗi ngày nên mất 15-20 ngày mới nở hết hoa trên trái. Hoa trong cùng một giống trồng trọt thì không thụ tinh được, trừ khi lai với giống khác. Nếu thụ tinh, mỗi trái khóm có thể cho đến 3000 hột (Pickersgill, 1976). Có khoảng 100-200 hoa trên mỗi trái.

Trong điều kiện tự nhiên, có 2 yếu tố quyết định sự ra hoa của cây khóm là: phải trải qua giai đoạn sinh trưởng đầy đủ tức ở vào thời kỳ thành thục với bộ lá được hình thành hoàn chỉnh (khoảng 28-30 lá ở các giống khóm và 50-60 lá ở các giống thơm); thời tiết phải ở nhiệt độ thấp và ngày ngắn. Ở vùng xích đạo, nhiệt độ và quang kỳ là 2 yếu tố khí hậu ảnh hưởng quan trọng đến sự ra hoa tự nhiên.

Trong điều kiện đồng bằng sông Cửu Long, cây khóm ra hoa tự nhiên vào 2 vụ trong năm:

• Vụ chính từ tháng 6-7dl.

• Vụ phụ từ tháng 12-1dl.

6. Trái

Trái khóm là loại trái kép gồm nhiều trái con (100-200 trái con hay hoa). Sau khi thụ phấn, cánh hoa, nhị đực và vòi nhụỵ cái tàn héo đi. Gốc lá bắc mập ra, cong úp lên che các lá đài. Các lá đài trở nên có thịt và hợp lại tạo thành núm, khi trái gần chín chúng dẹt xuống trở thành "mắt " của trái. Các trái con đính vào một trục phát hoa gọi là cùi trái (lõi), cùi khóm kéo dài ra bên ngoài gọi là cuống trái. Hình trái thay đổi tùy giống trồng, từ bầu tròn, hình trụ đến chóp cụt. Màu thịt trái khi chín thay đổi từ trắng đến vàng đậm. Màu vỏ từ xanh, vàng, vàng cam đến đỏ. Mùi thơm của trái được cho là của chất Ethyl Butyrate và Amyl Butyrate. Trong trái hàm lượng đường giảm dần từ đáy lên ngọn. Phần ăn được của trái là phần mô ở gốc các lá bắc, các lá đài, vòi nhụỵ, bầu noãn và cùi trái đến hình thành trái. Thời gian từ khi trổ hoa đến thu hoạch kéo dài khoảng 3 tháng (nhóm Queen).

Yêu cầu ngoại cảnh

1. Khí hậu

Nhiệt độ

Theo Nightingale ở Hawaii và S. Watanabe ở Nhật, nghiên cứu cho thấy rễ và lá không phát triển được ở nhiệt độ < 16oC và> 35oC. Sự sinh trưởng đạt tốt nhất ở nhiệt độ từ 20-27oC, cây chết ở nhiệt độ lạnh từ 5-7oC. Nói chung sự sinh trưởng chậm lại và chu kỳ sinh trưởng kéo dài hơn khi càng xa xích đạo, hoặc ở cùng vĩ độ nhất định thì khi đi lên vùng cao. Tùy theo nhiệt độ trung bình ở từng nơi mà cây có những kiểu hình khác nhau, đôi khi bị lầm lẩn là những giống

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng na , đu đủ , hồng xiêm (Trang 82 - 89)