BÁO CÁO BÁN HÀNG Từ ngày 01/11/2007 đến ngày 30/11/

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Thế Giới Máy Tính.DOC (Trang 84 - 92)

- Sổ tổng hợp phản ánh giá vốn hàng bán.

BÁO CÁO BÁN HÀNG Từ ngày 01/11/2007 đến ngày 30/11/

CỔ PHẦN THẾ GIỚI MÁY TÍNH.

BÁO CÁO BÁN HÀNG Từ ngày 01/11/2007 đến ngày 30/11/

Từ ngày 01/11/2007 đến ngày 30/11/2007 Hàng hóa : PMMN – SAMMYTA Chi phí KD phân bổ cho từng mặt hàng bán ra Tổng chi phí bán hàng và quản lý DN phát sinh trong kỳ

Tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ

Doanh thu của từng mặt hàng

Tên hàng hóa Đơn vị Số lượng bán

Giá bán Doanh số Giá vốn CPBH CPQLDN Lãi PMMN- SAMMYTA Bộ 250 388,00 0 97,000,00 0 74,750,00 0 10,526,36 7 11,188,39 6 535,237 Về trích lập các khoản dự phòng hàng tồn kho

+ Hiện nay Công ty Cổ Phần Thế Giới Máy Tính chưa sử dụng tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho do đó không phản ánh giá trị thực của tài sản. Với đặc điểm hàng hoá của Công ty là phần mềm máy tính được nhập khẩu từ các nước theo ngoại tệ là USD, có giá trị thay đổi liên tục hàng ngày theo thị trường. Do đó kế toán trong Công ty nên lập tài khoản dự phòng để đề phòng trường hợp khi giá trị của hàng hóa trên thị trường giảm mạnh, nhất là trong điều kiện hội nhập như hiện nay có sự cạnh tranh lớn.

Công ty sẽ sử dụng tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo hệ thống tài khoản của chế độ. Số dự phòng phải lập cho niên độ kế tiếp sau niên độ kế toán được tính toán trên hai căn cứ :

Một là : Giá hàng tồn kho thực tế trong niên độ báo cáo ( Năm N)

Hai là : Dự báo giá trị thị trường của hàng hóa trong doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra trong năm liền sau( Năm N+1). Dự báo này căn cứ vào tình hình lạm phát của thị trường thế giới, nguồn cung, giá của đối thủ cạnh tranh.

Trên cơ sở đó kế toán xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo thông qua ba bước công việc dưới đây:

Bước 1) Kế toán tiến hành kiểm kê số hàng tồn kho hiện có theo từng loại và đối chiếu chúng trên sổ sách kế toán.

Bước 2) Sau đó kế toán tiến hành lập bảng kê hàng hóa tồn kho cả về số lượng và giá trị, đồng thời xác định - đối chiếu với giá thị trường của hàng hóa đó vào ngày kiểm kê để xem xét xem mặt hàng nào cần lập dự phòng ( thường là ngày cuối niên độ báo cáo, niên độ tiến hành việc lập dự phòng)

Bước 3) Kế toán sẽ tính ra mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo từng loại hàng tồn kho nào có giá ghi sổ thời điểm mua vào cao hơn mức giá thị trường tại ngày kiểm kê :

Dự phòng cần lập

cho năm( N+1) =

Số lượng hàng hoá tồn kho mỗi loại x

Mức chênh lệch giảm giá mỗi loại

Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích sự phòng giảm giá hàng tồn kho của từng mặt hàng, kế toán ghi :

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán ( chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Có TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chi tiết theo từng mặt hàng) Cuối niên độ sau ( N+2), tính mức dự phòng cần lập, nếu :

Mức dự phòng giảm giá cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước( Năm N), thì số chênh lệch được lập thêm

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán ( chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có Tk 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Ngược lại, nếu mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau( Năm N+1) thấp hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước (Năm N) thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng. Kế toán ghi bút toán đảo

Nợ TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có Tk 632 : Giá vốn hàng bán.

• Đối với dự phòng khoản phải thu khó đòi.

Cuối niên độ kế toán, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc và các thông tin cần thiết khác để có xác nhận khoản nợ, tình hình tài chính của khách hàng - hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, Công ty xác định khách hàng để lập dự phòng cho các khoản nợ tương ứng. Những khách hàng có quy mô nợ lớn ( qui mô này được xác định theo chính sách của Công ty),có tình trạng nợ lâu dài, không có khả năng thanh toán, tình hình tài chính không lành mạnh, Kế toán xác định mức trích lập dự phòng như sau :

Mức dự phòng cần lập

Tỷ lệ tính dự phòng này được quy định trong thông tư số 13/2006/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành( ngày 27/02/2006), “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi và các khoản đầu tư tài chính”. Cụ thể với khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán tỷ lệ trích lập như sau :

30% giá trị của khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. 50% giá trị của khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% giá trị của khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến 3 năm.

Hoặc đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán những tổ chức kinh tế hoặc đang làm thủ tục giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản, người nợ bị cơ quan pháp luật truy tố,giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc mất tích - bỏ trốn, án … Công ty dự kiến mức tổn thất không thu hồi để trích lập dự phòng và xác định mức trích theo công thức trên.

Chênh lệch dự phòng phải thu năm N =

Mức dự phòng phải thu cần lập cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm N+1

Các khoản dự phòng này được hạch toán vào tài khoản 6425, kế toán ghi : Nợ TK 6425 : Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi ( Có thể chi tiết cho từng khoản nợ). Sang năm tiếp theo nếu như mức trích dự phòng cần trích lập nhỏ hơn mức dự phòng đã lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập kế toán ghi bút toán đảo

Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi. Có TK 6425 : Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Còn nếu mức trích lập nhỏ hơn mức còn lại chưa sử dụng hết ở năm trước đó thì kế toán tiến hành trích lập dự phòng bổ sung :

Nợ TK 6425 : Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi ( Có thể chi tiết cho từng khoản nợ). Còn nếu mức trích không thay đổi thì kế toán không phải trích lập bút toán bổ sung.

Ví dụ : Áp dụng vào điều kiện của Công ty Cổ Phần Thế Giới Máy Tính, chúng ta thấy rằng xem xét trên báo cáo tài chính năm 2005 cho thấy lượng tiền vay ngắn hạn của Công ty là khá cao, do vậy Công ty phải chi ra một khoản chi phí lãi vay tương đối lớn, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong khi đó, dư nợ phải thu của khách hàng cuối kỳ nên đến 1.596.129.200 VNĐ, điều này rủi ro rất cao. Căn cứ vào tình hình công nợ cuối kỳ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh - khả năng thanh toán- qui mô công nợ của khách hàng và theo qui định tính mức trích dự phòng.

Ta có được bảng sau :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Thế Giới Máy Tính.DOC (Trang 84 - 92)