và tính giá thành tại công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội.
2.1. Một số vấn đề chung về công tác quản lý hạch toán chi phí, giá thành sản phẩm ở công ty DVCNHN. sản phẩm ở công ty DVCNHN.
Do tính chất phức tạp của quá trình công nghệ sản xuất và tính đa dạng của chủng loại sản phẩm nên đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là sản phẩm của từng giai đoạn công nghệ sản xuất.
Để phù hợp với đối tợng hạch toán chi phí sản xuất đó, công ty đã áp dụng phơng pháp hạch toán theo giai đoạn công nghệ.
Bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất của công ty bao gồm: + Xí nghiệp vải bạt.
+ Xí nghiệp vải mành. + Xí nghiệp may.
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đối tợng tập hợp chi phí sản xuất đợc xác định là từng xí nghiệp. Trong đó xí nghiệp vải bạt chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp đợc tập hợp cho từng mặt hàng. Chi phí nguyên vật liệu phụ trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp vải bạt và xí nghiệp may nay đợc phân bổ cho từng mặt hàng, từng mã hàng theo chi phí kế hoạch. Do đó thực chất đối tợng tập hợp chi phí sản xuất là từng mặt hàng, từng mã hàng cụ thể.
Do việc sản xuất sản phẩm của công ty diễn ra qua nhiều giai đoạn nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đợc công ty áp dụng theo ph- ơng pháp kê khai thờng xuyên. Phơng pháp này theo dõi liên tục tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu, hàng hoá, sản phẩm dở dang, thành phẩm sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ. Những TK phản ánh theo phơng pháp này sẽ phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động tăng giảm vật liệu, hàng hoá, thành phẩm, sản phẩm dở dang.
2.2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất.
Sau khi đã xác định đúng đối tợng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tiến hành hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Căn cứ vào các chứng từ gốc đã đợc kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp kế toán chi tiết các TK tiến hành ghi chép vào các sổ theo dõi chi tiết đầu kỳ, hàng tháng, hàng quý, kế toán chi tiết lập bảng phân bổ số 1, 2, 3... và bảng kê 4, 5, 6, Nhật ký chứng từ số 1, 2 ... Dựa vào các bảng phân bổ, bảng kê cũng nh các Nhật ký chứng từ đã đợc lập, kế toán ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... đợc xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. Vật liệu chính tham gia vào chu kỳ sản xuất nhất định, giá trị của nó chuyển dịch hết một lần vào giá thành sản phẩm làm ra. ở công ty DVCNHN chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đợc hạch toán vào từng đối tợng sử dụng (từng bạt, vải, sợi). Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phơng pháp kê khai thờng xuyên.
Để theo dõi yếu tố chi phí nguyên vật liệu xuất dùng vào sản xuất, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” có chi tiết thành các TK sau:
+ TK 621 - Chính cho Phân xởng vải bạt, xí nghiệp vải mành và xí nghiệp may.
+ TK 621 - Phụ cho xí nghiệp vải bạt, xí nghiệp vải mành và xí nghiệp may.
ở mỗi một xí nghiệp thì chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ là khác nhau, do vậy đòi hỏi kế toán phải nắm bắt rõ ràng từng loại nguyên
vật liệu sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm nào, tránh tình trạng việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu không đợc chính xác. Cụ thể:
- Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp:
+ Xí nghiệp vải bạt: nguyên vật liệu chính là sợi đơn các loại nh sợi đơn 14, sợi 17/1 Pêco, sợi N480/1 PA... đợc cung cấp từ các công ty dệt 8/3, dệt Nam Định.
+ Xí nghiệp vải mành: nguyên vật liệu chính là vải mộc PA đợc đa sang từ xí nghiệp vải bạt.
+ Xí nghiệp may: chủ yếu là các loại vải do bên thuê may gia công cung cấp.