Vận chuyển hàng Container

Một phần của tài liệu Giáo trình Xếp dỡ và bảo quản hàng hóa (Trang 33 - 37)

2.5.1.1.1 Những ưu nhược điểm: * Về ưu điểm:

- Vận chuyển Container là một hình thức vận chuyển đường biển tiên tiến và hiện nay đã rất phát triển.

- Năng suất xếp dỡ và vận chuyển rất cao do chuyên dụng hóa trang thiết bị, phương tiện xếp dỡ, vận tải cũng như bến bãi.

-Hàng hóa được bảo vệ tốt, tránh được các hư hỏng do thời tiết, tránh được mất mát, hao hụtdo mất cắp, giảm thời gian làm thủ tục.

- Thời gian hành hải nhanh do tàu có tốc độ lớn và thời gian nằm bến ngắn nên quay vòng chuyến rất nhanh.

* Về nhược điểm:

- Yêu cầu phải có tàu chuyên dụng, hệ thống bến bãi, trang thiết bị xếp dỡ chuyên dụng ( giá thành rất đắt tiền), phương pháp quản lý phù hợp thì mới có hiệu quả kinh tế cao.

- Giá thành bao bìđắt.

2.5.1.1.2 Yêu cầu, phân loại Container: * Yêu cầu đối với Container:

- Phải có kích thước tiêu chuẩn quốc tế.

- Phải có kết cấu đủ khỏe để bảo vệtốt hàng hóa. - Phải kín nước (đối với Container thông thường). - Trọng lượng vỏ càng nhỏ càng tốt.

- Hệ số vỏ Container càng nhỏ càng tốt (Hệ số vỏ Container là tỷ số giữa trọng lượng vỏ Container trên trọng lượng hàng chứa trong Container).

* Phân loạiContainer:

-Container thông thường: Dùng cho việc chở các loại hàng hoá thông thường. - Container lạnh (Reefer Container): Dùng để chở hàng đông lạnh.

- Container hàng lỏng ( Liquid tank Container): Dùng để chở hàng lỏng. - Container hở mạn, hở đỉnh... (Open side, open top Container...) - Các loại Container đặc biệt khác.

* Kích thước Container:

Kích thước Container được tiêu chuẩn hóa theo ISO như sau:

Ký hiệu

Kích thước-Feet, (met) Trọng lượng

cả bì (Tấn) L B H 1A 40' (12,192) 8' (2,438) 8' (2,438) 30,5 1B 30' (9,144) 8' (2,438) 8' (2,438) 25,4 1C 20' (6,096) 8' (2,438) 8' (2,438) 20,3 1D 10' (3,408) 8' (2,438) 8' (2,438) 10,2

Hiện nay, các Container cao 8' gần như không còn được sử dụng nhiều nữa mà loại được sử dụng phổ biến là Container có chiều cao 8'6". Để mở rộng dung tích chứa hàng, người ta đã chấp nhận các Container có chiều cao 9', 9'6". Các Container có chiều cao 9'6" được gọi là High Cubic Container.

Container của Mỹ lại có kích thước khác Container tiêu chuẩn về chiều dài (45').

2.5.1.2 Vận chuyển hàng Container:

Nói chung người ta thường dùng tàu chuyên dụng để vận chuyển Container nhưng cũng có thể chởContainer bằng tàu chở hàng bách hoá, tuy nhiên việc xếp hàng, đệm lót, chằng buộc hàng phải hết sức thận trọng, đặc biệt là đối với Container xếp trên boong do kết cấu của tàu chở hàng khô không phù hợp với việc xếp Container.

Các tàu chuyên dụng chở Container thường được thiết kế phù hợp và có đặc điểm sau: - Hầm hàng vuông vức, vách thẳng, không có boong trung gian (tweendeck).

- Trong hầm có các khung dẫn hướng (Shell guide) để tiện cho việc xếp, dỡ Container. - Có trang thiết bị chằng buộc Container chuyên dụng, tiêu chuẩn. (Twist lock, Bridge Fitting, Lashing Rod, Turn buckle, Single cone, Double cone...)

- Tàu Container chuyên dụng thường không bố trí cần cẩu. Trường hợp có cần cẩu thì sức nâng của cần cẩu rất lớn (trên 40 tấn) và thường dùng cho các tàu chạy qua các cảng không có thiết bị xếp dỡ bờ chuyên dụng.

- Có hệ thống máy tính và phần mềm phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa. - Có hệ số béo lớn, kết cấu khỏe, nắp hầm hàng rộng và khỏe.

Hiện nay, một số tàu Container hiện đại của một số hãng tàu có thiết kế Shell Guide từ dưới hầm lên trên boong. Loại tàu này sẽ không có nắp hầm hàng (Hatchless) và Container xếp trên boong sẽ không cần chằng buộc sau khi xếp xong, giảm bớt thời gian tàu nằm trong cảng.

2.5.1.3 Sơ đồ xếp hàng tàu Container:

Sơ đồ hàng hóa tàu Container bao gồm một sơ đồ tổng quát (General Plan) và các Sơ đồ Bay (Bay Plan). Người ta thường dùng màu sắc để thể hiện các Container xếp (dỡ) tại các cảng khác nhau, trên đó có ghi ký hiệu tên cảng.

Hình 2.3: Sơ đồ Bay-Row-Tier

Trên sơ đồ Bay, thường thể hiện chi tiết hơn các thông tin về hàng hóa như: số hiệu các container trong Bay, trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, tên cảng xếp cảng dỡ....

Vị trí của một Container trên tàu được xác định bởi ba thông số là Bay, Row, Tier.

- Bay: là hàng Container theo chiều ngang của tàu. Bay được đánh số là các số lẻ từ

mũi về lái (01,03,05,07,09....). Tuỳ theo thiết kế của tàu mà số Bay có thể được đánh dấu 86 84 82 18 16 14 12 10 08 06 04 01 03 05 07 02 04 06 08 BAY 23 Row Tier 27 25 23 21 19 17 15 13 11 09 07 05 26 22 18 16 10 06 86 82 82 86 86 82 84 84 18 16 16 18 16 18 14 14 14 12 12 12 12 12 10 10 10 10 10 08 06 04 02 08 08 08 08 06 06 06 06 04 04 04 02 02

Bay and Tier

E

D

C

A

khác nhau đôi chút. Thường thì với các Bay chỉ đánh số lẻ sẽ phục vụ cho việc xếp các Container 20', còn đối với các Bay đánh số cả lẻ và chẵn thì Bay đó có thể xếp cả Container 20' và 40'.

Ví dụ: Bay 050607 thì có thể xếp một Container 40' hoặc hai Container 20'.

- Row: là dãy Container theo chiều dọc của tàu. Row được đánh số thứ tự từ giữa tàu

ra hai mạn, mạn phải số lẻ (01,03,05,07,09,11...), mạn trái số chẵn (02,04,06,08,10...). Nếu tổng số Row là lẻ thì Rowở giữa mang số 00.

-Tier: là số lớp Container theo phương thẳng đứng. Tier được đánh số chẵn

(02,04,06,08,10....) nếuở dưới hầm hàng, trên boong bắt đầu bằng số 82,84,86,88,90...

Một phần của tài liệu Giáo trình Xếp dỡ và bảo quản hàng hóa (Trang 33 - 37)