Thứ tự lập sơ đồ xếp hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Xếp dỡ và bảo quản hàng hóa (Trang 80 - 83)

Sơ đồ hàng hóa có thể được lập theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị và tập hợp đầy đủ các thông số, tài liệu cần thiết của tàu, các biểu bảng, hồ sơ tàu phục vụ cho việc tính toán hàng hóa như: các kích thước chủ yếu của tàu, suất tiêu hao nhiên liệu, hồ sơ tàu (Loading and Stability Information Booklet, Loading Manual...), bảng thủy tĩnh, bảng tra két (nước ngọt, ballast, dầu...), dung tích hầm hàng cũng như các biểu bảng khác.

Bước 2: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến công tác hàng hóa trong chuyến đi như: Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tàu, các điều khoản liên quan đến hàng hóa và làm hàng (lượng hàng theo hợp đồng, tên, chủng loại hàng hóa...), tên cảng xếp, cảng dỡ (để xác định tuyến đường và quãng đường tàu chạy), định mức xếp dỡ tại các cảng, những chỉ dẫn về vận chuyển, bảo quản hàng hóa, những giới hạn có thể có (giới hạn về mớn nước tại cảng xếp, cảng dỡ hoặc giới hạn về phương tiện xếp dỡ, chiều cao mạn khô tối đa...).

Những yếu tố trên sẽ được tìm hiểu trong "Hướng dẫn chuyến đi của Chủ tàu hoặc Người thuê tàu - Sailing Instruction".

Ngoài ra tình hình thời tiết, vùng, mùa tàu hoạt động cũng phải được tìm hiểu kỹ càng.

Bước 3:Tính thời gian chuyến đi và lượng dự trữ.

Từ tên cảng xếp và cảng dỡ, ta có thể thiết kế tuyến đường cho tàu và qua đó xác định được quãngđường tàu chạy.

- Tính thời gian chuyến đi:

d ch d ch t t t . = + với: ( b) qt ch k t v S t × + + × = 1 24 dt d d x x d t M D M D t = + + Trong đó:

tch.đ: Thời gian chuyến đi. tch: Thời gian tàu chạy. tđ: Thời gian tàu đỗ.

tqt: Thời gian quay trở (thường lấy bằng 10% của S/24.v) tdt: Thời gian dự trữ.

v : Vận tốc tàu (Knots).

kb: Hệ số bão ( lấy kb = 0.3 đối với những vùng có 45% thời gian trong năm trở lên có bão; kb= 0.2 đối với những vùng có từ 25% đến 45% thời gian trong năm có bão; kb= 0.15 đối với những vùng có ít hơn 25%thời gian trong năm có bão).

Dx, Dd: Lượng hàng xếp, lượng hàng dỡ. Mx, Md: Định mức xếp, định mức dỡ. -Tính lượng dự trữ:

Căn cứ vào thời gian chuyến đi, suất tiêu hao nhiên liệu cũng như tiêu hao nước ngọt, lương thực thực phẩm để lấy đầy đủ lượng dự trữ cho tàu.

Bước 4: Tính toán lượng hàng phân bố xuống các hầm hàng sao cho tận dụng hết dung tích và trọng tải, hoặc phù hợp với yêu cầu xếp hàng tối đa của hợp đồng thuê tàu, đạt hiệu quả kinh tế cao. Lượng hàng xếp trên tầu phải thoả mãn các yêu cầu đề ra của chuyến đi như hạn chế về vùng mùa khai thác (thoả mãn yêu cầu của load line Convention) có xét tới tác động của hiện tượng uốn võng, mớn nước của các cảng đi và cảng đến có xét tới tác động của tỉ trọng nước tại các cảng, sức chứa của hầm hàng, yêu cầu của hợp đồng.

Bước 5:Tính toán và kiểm tra ổn định, mớn nước và hiệu số mớn nước, sức bền thân tàu tại cảng xếp.

Để tính toán cũng như kiểm tra ổn định tầu xem mục 3.2.2 trang 54. Để tính mớn nước xem mục 3.2.3 trang 62, để tính sức bền cũng như kiểm tra sức bền xem mục 3.2.4 trang 70.

Bước 6:Tính toán và kiểm tra ổn định, mớn nước và hiệu số mớn nước, sức bền thân tàu tại cảng dỡ.

Bước 7: Tóm tắt các kết quả tính toán của các bước 5 và 6, lập trình tự phân hàng xuống các hầm hàng, vẽ sơ đồ xếphàng hóa.

CHƯƠNG 4: VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI

4.1 Vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ

Một phần của tài liệu Giáo trình Xếp dỡ và bảo quản hàng hóa (Trang 80 - 83)