Liên hệ thực tiễn Việt Nam:

Một phần của tài liệu tiểu luận chuyên đề kinh tế viết báo kinh tế (Trang 42 - 46)

4. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

4.2 Liên hệ thực tiễn Việt Nam:

Vào ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO sau 11 năm chuẩn bị (bao gồm 8 năm đàm phán). Gia nhập WTO là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển, cải tổ nền kinh tế trong nước, mở rộng tự do hóa thương mại. Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng đem lại thách thức lớn, đòi hỏi các khu vực kinh tế của Việt Nam phải mở rộng qui mô để tăng tính cạnh tranh với các nền kinh tế khác.

Sau gần 2 năm gia nhập WTO, VN đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải trả giá cho việc thiếu chuẩn bị kĩ càng trước những thách thức lớn mang tên tự do hóa thương mại. Dưới đây là sự tổng hợp phân tích những thành tựu và hạn chế của Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO

(trích bài viết về Hội thảo “Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO, những thành tựu

và thách thức” do Viện Khoa học pháp lý kinh doanh quốc tế tổ chức ngày 29- 10 tại TPHCM đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng)

Hình thành chuẩn mực quản lý, kinh doanh mới

Theo nhận định của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, sau 2 năm gia nhập WTO, VN là đã xuất hiện nhiều cơ hội mới. Luồng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng rất mạnh. 9 tháng, VN đã thu hút được 56,2 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2007. Thị trường xuất khẩu được mở rộng đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, 9 tháng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 48,6 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ.

Đáng lưu ý, kim ngạch tăng cao ngoài yếu tố giá thế giới tăng thì mức tăng về lượng đã lên tới 35% trong tổng kim ngạch. Điều này chứng tỏ năng lực sản xuất và đáp ứng các đơn hàng của DN được nâng lên. Riêng nhóm hàng hóa khác (chưa có thống kê cụ thể gồm những mặt hàng nào) đã đạt tới 11,2 tỷ USD,

tăng tới 60%, cho thấy đã và đang có sự dịch chuyển rất lớn trong việc đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trên thế giới.

Công ty dệt may Thành Công sử dụng máy thêu, gia công áo quần xuất khẩu. Ảnh: THÀNH TÂM

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, việc thực hiện cam kết về mở cửa thị trường, áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử, xóa bỏ bao cấp và các loại trợ cấp bị cấm, công khai minh bạch chính sách… đã thúc đẩy việc hình thành tư duy, các chuẩn mực quản lý mới trong bộ máy quản lý nhà nước.

Thách thức, yếu kém lộ rõ!

Cùng quan điểm trên, nhưng TS Võ Trí Thành, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã chỉ rõ mối tương tác giữa VN với các nước khi gia nhập WTO. Nếu như năm 2007, năm đầu tiên VN vào WTO với tinh thần đầy phấn khởi thì bước sang năm 2008 các nhà điều hành vĩ mô lại rơi vào tình trạng phải đắn đo về chính sách. Kinh tế VN bắt đầu chịu những “cú sốc” khá nặng. Việc biến động của giá dầu và khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động trực tiếp đến VN. Hệ quả là lạm phát tăng cao, cán cân thương mại bị thâm hụt nghiêm trọng.

Cũng theo ông Thành, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu năm 2008 dự kiến là 34% nhưng tăng trưởng về giá đã chiếm đến 20% (việc tăng giá không đóng góp vào tăng trưởng GDP). Trong lĩnh vực đầu tư, dự kiến năm nay sẽ đạt 60 tỷ USD vốn FDI, vốn thực hiện sẽ đạt 11 tỷ USD nhưng khả năng giải ngân thực sự chỉ đạt 8 tỷ USD. Theo cảnh báo của ông Thành, đầu tư tư nhân đang bị thoái lui bởi nhiều lý do. Đầu tư công vẫn đang bị thất thoát rất lớn. “VN đã chi cho

xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia tới hơn 350 triệu USD, trong khi Trung Quốc xây dựng sân vận động Tổ Chim phục vụ Olympic 2008 cũng chỉ tốn chừng đó tiền. Số tiền thì giống nhau nhưng nếu ai đã từng xem qua tivi trong thế vận hội sẽ thấy rõ sự chênh lệch về mức độ hoành tráng của 2 công trình này!” – ông Thành chứng minh.

Theo dự tính, thất nghiệp năm 2008 vào khoảng 5,1%, trong đó xu hướng những người có trình độ bị thất nghiệp ngày càng cao. Tỷ lệ giàu nghèo ngày càng giãn ra, trong đó người có tài sản cao hơn nhiều so với người có thu nhập cao. VN bắt đầu hình thành một tầng lớp trung lưu mới, có vai trò rất quan trọng trong tương lai…

Bài học nào cho VN?

Bình luận về những thách thức nội tại của VN, ông Antonio Berenguer, Cố vấn thương mại Ủy ban châu Âu tại VN cho rằng: lạm phát cao sẽ “ăn mòn” tăng trưởng kinh tế và khiến người nghèo không có cơ hội hưởng lợi từ việc gia nhập WTO!

Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng nhìn nhận, 2 năm gia nhập WTO đã giúp VN hiểu rõ mình hơn. Sự biến động của thị trường thế giới tác động nhanh, mạnh đến trong nước, đặc biệt là các thành tố có tính ổn định kém của nền kinh tế toàn cầu như dầu mỏ, luồng vốn đầu tư và thị trường tài chính.

Công ty kinh doanh thủy sản Sài Gòn (KCN Tân Tạo) chế biến hải sản xuất khẩu. Ảnh: THÀNH TÂM

Để tận dụng được cơ hội, theo khuyến nghị của các chuyên gia trong và ngoài nước, VN vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết với WTO. Hoàn thiện thể chế thị trường gắn với việc xây dựng các tiêu chí và cơ chế kiểm soát các lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, bảo hiểm. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thay vì chủ yếu dựa vào khai thác và xuất khẩu tài nguyên, nguyên liệu thô sang phát triển công nghệ, xuất khẩu các sản phẩm tinh. Phát triển nguồn nhân lực, coi đây là sức mạnh cơ bản và dài hạn, là yêu cầu bất biến trong một thế giới phẳng và biến đổi không ngừng.

Nói về thành tựu và thách thức của VN sau 2 năm gia nhập WTO, nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho rằng: Nếu chúng ta linh hoạt trong chính sách, không đặt nặng vấn đề tăng trưởng để phải đánh đổi một cái gì đó, tạo đà cho các DN nhỏ và vừa phát triển gắn với cải cách hành chính, cải cách DN nhà nước thì VN sẽ vượt qua được những cú sốc hiện tại. Năm 2009 sẽ “dễ thở” hơn. Làm được những điều này, VN nhất định sẽ lớn và trưởng thành trong WTO.

PHỤ LỤC

IMF tư vấn chính sách tỷ giá cho các nước như thế nào?

TCKT cập nhật: 06/05/2007

Gần đây Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) vừa đưa ra một hệ thống đánh giá mới về chính sách tỷ giá hối đoái của các nước để đưa ra lời khuyên trong việc điều hành chính sách này của các thành viên. Theo kết quả đánh giá, VN được kết luận là có xu hướng điều chỉnh chính sách tỷ giá từ nhóm (2): cố định truyền thống (conventional pegs) sang nhóm (1): thả nổi, bao gồm thả nổi có quản lý

(managed floats)3. Như vậy, nhận định này của IMF hoàn toàn phù hợp với phát

biểu gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mà đại diện là Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối – Ông Trương Văn Phước là “NHNN đang thực thi lộ trình linh hoạt hóa tỷ giá qua nhiều bước” và “trong “dung dịch thả nổi có điều tiết”

của cơ chế tỷ giá đã lựa chọn thì “nồng độ thả nổi” ngày càng tăng lên…”4. Điều

này cho thấy quan điểm điều hành chính sách tỷ giá của NHNN đã đạt được sự đồng thuận cao từ định chế có quyền lực tối cao trong việc giám sát hệ thống tiền tệ thế giới.

Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) được thành lập với mục tiêu chính là nhằm duy trì ổn định tỷ giá hối đoái và tránh sự xung đột trong chính sách tỷ giá giữa các nước. Ban đầu, IMF có sứ mệnh đảm bảo cho hệ thống tỷ giá hối đoái cố định (nhưng có thể điều chỉnh). Sau đó vào năm 1978, khi các “Điều khoản thoả thuận” (Articles of Agreement) được thay đổi và bổ sung, cho phép các thành viên được quyền tự do lựa chọn chính sách tỷ giá thích hợp thì IMF đảm đương công việc giám sát tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống tiền tệ thế giới và nghĩa vụ của các nước thành viên theo Điều IV (Article IV), quy định về chính sách tỷ giá hối đoái. Mặc dù các nước thành viên có thể lựa chọn chính sách tỷ giá thích hợp nhưng cũng phải có trách nhiệm cộng tác với Quỹ để đảm bảo tính ổn định trong hệ thống tiền tệ thế giới và sự cân đối trong cán cân thanh toán hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh của các nước thành viên.

Một phần của tài liệu tiểu luận chuyên đề kinh tế viết báo kinh tế (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)