xử của các nhà đầu tư tư nhân ngày càng gắn bó hơn trong hành động của mình. Kể từ sau khi có khuyến cáo của Bản báo cáo Rey của nhóm G10 (1995) và sau Hội nghị thượng đỉnh Halifax (1996) của G7, Quỹ tiền tệ quốc tế đã có thêm nhiều công cụ để ứng phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế mới (khả năng can thiệp tài chính vào một nước cho dù nước này vẫn còn chưa trả được các khoản nợ quá hạn, các biện pháp ép buộc). Tuy nhiên, vẫn còn đang có nhiều tranh luận liên quan đến phương thức kết hợp với lĩnh vực tư nhân (Krueger, 2001 và Eichengreen và Ruhl, 2000).
IMF đã tái xác định nhiệm vụ hỗ trợ phát triển của mình bằng cách tham gia ngày càng tích cực hơn vào cuộc chiến chống đói nghèo. Tổ chức này đã có những công cụ mới (Cho vay để giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế - PRGF là hình thức cho vay được áp dụng từ năm 1999 thay thế cho hình thức Cho vay cải cách cơ cấu kinh tế tăng cường) và cùng với Ngân hàng thế giới tham gia vào Sáng kiến giảm nợ nước ngoài cho các nước mắc nợ nhiều nhất. Các công cụ cho vay này được điều chỉnh trong chiến lược chống đói nghèo (thống nhất với WB tháng 12 năm 1999) áp dụng với những nước thuộc danh sách được nhận trợ giúp (có 80 nước được hưởng chế độ PRGF và 36 nước được cho vay trong khuôn khổ Sáng kiến dành cho các nước nghèo vay nợ nhiều – HIPCI).
Ngoài ra IMF còn có chức năng quan trọng trợ giúp kĩ thuật và đào tạo cho những nước có hạ tầng tài chính kém phát triển.