Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB) được thành lập vào tháng 3/1964 tại Iran. Năm 1966, ADB chính thức đi vào hoạt động. ADB bao gồm tất cả các thành viên và thành viên liên kết của Ủy Ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), các nước khác trong khu vực và các nước phát triển ngoài khu vực là thành viên của Liên Hợp Quốc hoặc các cơ quan chuyên trách. Tính đến năm 2002, ADB có 61 nước thành viên, trong đó Mỹ và Nhật Bản là những thành viên có vốn góp nhiều nhất, mỗi nước chiếm gần 16% vốn cổ phần của ADB. Trụ sở chính đặt tại Manila (Philippines). ADB có 24 văn phòng trên toàn thế giới.
3.1 Nhiệm vụ
Điều 1, Hiệp định thành lập ADB quy định: “Mục đích của Ngân hàng là
thúc đẩy tăng trưởng và hợp tác kinh tế trong khu vực Châu Á và Viễn Đông (dưới đây gọi là “khu vực”) và góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế của các nước thành viên đang phát triển trong khu vực.”
Biểu hiện cụ thể của việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của các nước thành viên đang phát triển trong khu vực là những hoạt động xóa đói giảm
nghèo do ADB tài trợ hoặc cấp vốn với khẩu hiệu: Fighting poverty in Asia and
the Pacific (tạm dịch là Đấu tranh chống nghèo đói ở các nước châu Á và Thái Bình Dương).
Phát biểu tại hội nghị thường niên của ADB tại Kyoto (Nhật Bản) ngày 7/5/2007, Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda khẳng định lập trường của ADB tiếp tục xác định đấu tranh chống đói nghèo là nhiệm vụ chính, đặc biệt là tại những nước có thu nhập thấp, đồng thời ủng hộ lập trường mở rộng hơn nữa vai trò của tổ chức này. Ông cũng nhấn mạnh rằng ADB sẽ phải đối phó với "những thách thức nghiêm trọng mới nổi lên" như sự phát triển và đổi mới công nghệ, sự hội nhập ngày càng sâu sắc của khu vực. Lập trường này của Chủ tịch ADB đã được hầu hết các nền kinh tế thành viên của ADB ủng hộ. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Koji Omi cho biết, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn còn khoảng 600 triệu người sống trong cảnh nghèo khổ, do đó, nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của khu vực là giảm đói nghèo.
3.2 Chức năng
Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên. Hiệp định thành lập ADB đã quy định chức năng hoạt động của ADB tại Điều 2 như sau:
- Thúc đẩy đầu tư nhà nước và tư nhân vì mục đích phát triển;
- Sử dụng các nguồn lực của mình để tài trợ phát triển cho các nước thành viên đang phát triển, ưu tiên cho những dự án và chương trình cấp quốc gia, tiểu vùng và khu vực hiệu quả nhất vào tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực, quan tâm đặc biệt tới nhu cầu của các nước nhỏ hoặc kém phát triển nhất trong khu vực;
- Đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên về việc hỗ trợ phối hợp chính sách và quy hoạch phát triển nhằm sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, tăng cường tính bổ sung giữa các nền kinh tế thành viên, thúc đẩy mở rộng thương mại có trật tự, đặc biệt là thương mại trong khu vực;
- Hỗ trợ kỹ thuật cho xây dựng và thực hiện các chương trình và dự án phát triển;
- Hợp tác với Liên hợp quốc, các cơ quan thuộc LHQ, hợp tác với các tổ chức và quốc tế khác cũng như quốc gia đầu tư phát triển trong khu vực;
- Thực hiện các hoạt động và cung cấp những dịch vụ của Ngân hàng.
3.3 Vai trò
ADB chia châu Á ra thành những vùng kinh tế để điều phối tín dụng, phân luồng dự án như: Northern Growth Triangle (khu tam giác phát triển phía Bắc), Golden Quadrangle (vùng tứ giác vàng), Brunei Darussalam-Indonesia- Malaysia-Phillippines East Asian Growth Area (BIMP-EGA – khu vực Đông Nam Á phát triển), Indonesia-Malaysia-Thailand Growth Triangle (IMT-GT – khu tam giác phát triển) và khu vực Mêkông (Greater Mekong Subregion- GMS). Khu vực GMS bao gồm Vân Nam, Burma, Lào, Cambodia, Thái Lan và Việt Nam, là một vùng địa lý chính trị - kinh tế quan yếu và phức tạp nhất. GMS có 237 triệu dân với GDP năm 1995 trên 200 tỉ USD. Đời sống dân chúng còn nghèo khổ nhưng số lượng mậu dịch đã tăng vọt lên gần 400% trong 5 năm qua. ADB đã cung ứng 18 triệu USD viện trợ kỹ thuật cho GMS, cho Lào vay 142 triệu xây đập Nam Song, Nam Theun-Hinboun, Nam Leuk, và cho vay 300 triệu xây xa lộ Cambodia-Việt Nam. Ngoài ra, ADB đã nghiên cứu 76 dự án tương lai với tổng số giá trị lên tới 15 tỉ USD; gồm 1.9 tỉ xa lộ, 5.1 tỉ đường sắt, 5.7 tỉ sân bay, 1.1 tỉ đường ống ga và 800 triệu về cấp thủy và trị thủy.
Việc này đã giúp đỡ các nước thành viên (nhất là các quốc gia đang phát triển) có được cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nước (nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thủy lợi, chăn nuôi, lâm nghiệp, chế biến, lâm sản là những khu vực được ADB chú trọng cấp vốn) đồng thời mở rộng con đường giao thương với các thành viên khác trong ADB.
ADB tài trợ cho các quốc gia thành viên theo 3 hình thức:
a) Cho vay chủ yếu theo các dự án, ưu tiên trong chương trình phát triển quốc gia thuộc các lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, giao thông vận tải, cấp nước, vệ sinh môi trường, giáo dục, y tế, phát triển đô thị...
b) Cho vay theo ngành: nhằm giúp đỡ phát triển một ngành cụ thể nào đó trong cơ cấu chính sách ngành của nước hội viên, bằng cách tài trợ một phần vốn để phát triển ngành đó.
c) Cho vay theo chương trình nhằm nâng cao hiệu suất, hiện đại hóa, hợp lý hóa những cơ sở sản xuất hiện có của một ngành sản xuất then chốt. Vay theo chương trình nhằm tạo vốn cho việc nhập các loại vật tư sản xuất cần thiết như nguyên liệu, phụ tùng...
Ngoài các hình thức cho vay, ADB còn tài trợ thông qua hỗ trợ kỹ thuật dành cho chính phủ đối với các chương trình, dự án ưu tiên. Thông thường, hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện trên cơ sở viện trợ không hoàn lại.
Nói tóm lại, ADB đóng vai trò như một quĩ đầu tư uy tín và hiệu quả kích thích nền kinh tế châu Á, thúc đẩy hợp tác kinh tế châu Á bằng những hình thức cho vay ưu đãi (lãi suất thấp, dài hạn - ADB đã cho Việt Nam vay 448 triệu USD với lãi suất 1% và trả trong 40 năm). Qua đó cân đối lợi ích kinh tế, mặt bằng kinh tế đồng đều giữa các nước thành viên, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp đỡ bắt kịp các nền kinh tế phát triển khác và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ ngày đi vào hoạt động đến nay, ADB đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của mỗi quốc gia thành viên (đặc biệt về vấn đề cơ sở hạ tầng, giao thông…). Biểu hiện cụ thể và xuyên suốt nhất là các hoạt động chống lại đói nghèo ở châu Á - nơi có đến 600 triệu người sống trong cảnh nghèo khổ (tính đến năm 2007).
Năm 1976, Việt Nam là thành viên kế thừa tại ADB. Tính đến tháng 4/1975, chính quyền Sài Gòn đã góp cổ phần vào ADB tới mức 5.365.192,62 USD và đóng bằng bản tệ (tiền tệ ban hành dưới thời chính quyền Sài Gòn) tương đương với 6.224.765,45 USD. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam đóng góp 3 đợt, tổng cộng là 3.664.287,99 USD.
Sau khi tiếp nhận vị trí kế thừa, Việt Nam được ADB cho vay Dự án thuỷ lợi Tân An. Từ sau năm 1979 đến 1993, quan hệ tín dụng giữa Việt Nam và ADB bị ngưng trệ.
Tháng 10/1993, ADB nối lại quan hệ tín dụng với Việt Nam. Năm 1995, ADB thông qua chiến lược hoạt động của ADB tại Việt Nam lần thứ nhất, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực chủ yếu: (i) cải cách chính sách và phát triển thể chế, (ii) phát triển kết cấu hạ tầng; (iii) phát triển nông thôn; (iv) phát triển nguồn nhân lực; (v) Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Năm 2001, ADB phối hợp với Chính phủ Việt Nam xây dựng Chiến lược hoạt động của ADB tại Việt Nam cho thời kỳ 2001-2005, tập trung các dự án trong 3 lĩnh vực then chốt: tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với xóa đói nghèo, phát triển hạ tầng xã hội. Từ sau năm 2001, ADB quyết định tách riêng phần tài trợ cho các dự án thuộc chương trình hợp tác Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) ra khối phần vốn cam kết cho chương trình tài trợ quốc gia của Việt Nam.
Từ 1993 đến hết năm 2002, ADB đã cho Việt Nam vay 2,5 tỷ USD và tài trợ 132 dự án hỗ trợ kỹ thuật trị giá 92,1 triệu USD trong các lĩnh vực như: nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng xã hội, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, năng lượng, tài chính, công nghiệp và khoáng sản phi năng lượng... Ngoài ra, ADB cũng dành một khoản vay cho khu vực tư nhân trị giá 30 triệu USD. Riêng năm 2002, ADB đã cấp cho Việt Nam 8 khoản vay vốn 323,5 triệu USD tài trợ cho 7 dự án.
Tháng 8/2003, ADB đã thông qua Chương trình và chiến quốc gia (CSP) của Việt Nam giai đoạn 2004-2006, trong đó ADB cam kết cho Việt Nam vay 975 triệu USD từ Quỹ phát triển châu Á (ADF) và 100 triệu USD từ nguồn vốn vay thông thường (OCF). CSP nhằm mục tiêu xóa đói nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm thông qua phát triển khu vực tư nhân, đa dạng hóa nông nghiệp và nâng cao năng lực điều hành quốc gia. CSP 2004-2006 sẽ tài trợ cho 19 dự án, bao gồm:
6 dự án cho Miền Trung để cải thiện chất lượng cuộc sống, xây dựng hạ tầng nông thôn, giao thông, đô thị và nguồn nước.
Các dự án kết cấu hạ tầng như cho vay phát triển nguồn nước và điện năng.
Các dự án vay vốn phát triển xã hội, bao gồm 2 dự án giáo dục và 1 dự án dịch vụ y tế phòng bệnh.
Các dự án vay vốn cải cách chính sách như xây dựng năng lực thể chế và điều hành trong ngành tài chính, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải cách hành chính công.
Ngoài các khoản vốn vay, CSP 2004-2006 còn tài trợ các chương trình hỗ trợ kỹ thuật trị giá 5 triệu USD mỗi năm trong lĩnh vực xây dựng năng lực, xây dựng dự án, phân tích ngành và nhu cầu phát triển thể chế.
Trong khuôn khổ hợp tác GMS, CSP 2004-2006 cam kết tài trợ cho 3 dự án với tổng vốn vay 150 triệu USD: dự án Hành lang Côn Minh- Hải Phòng, dự án Hành lang phía Nam Bangkok- Phnôm Pênh- TP. Hồ Chí Minh và dự án kết nối điện năng.