Giúp cho thương mại được thuận buồm xuôi gió

Một phần của tài liệu tiểu luận chuyên đề kinh tế viết báo kinh tế (Trang 35 - 36)

4. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

4.1.1Giúp cho thương mại được thuận buồm xuôi gió

Hòa bình phần nào là một thành quả của hai nguyên tắc cơ bản nhất của hệ thống thương mại: giúp thương mại được thuận buồm xuôi gió và đưa đến cho các nước một lối thoát bình đẳng và mang tính xây dựng để giải quyết những bất đồng về các vấn đề thương mại. Đó cũng là kết quả của sự hợp tác và lòng tin quốc tế do hệ thống này tạo ra và duy trì.

Lịch sử đã chứng minh những tranh chấp thương mại có thể dẫn đến chiến tranh. Cuộc chiến tranh thương mại những năm 1930 xuất phát từ nguyên nhân các nước cạnh tranh với nhau nhằm tăng thêm các hàng rào mậu dịch để bảo vệ ngành sản xuất nội địa đồng thời trả đũa rào cản của các nước khác. Điều này càng làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên tồi tệ và góp phần châm phát pháo cho Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuy nhiên, hợp tác quốc tế phát triển trong các ngành công nghiệp than, sắt và thép và Hiệp định chung về thương mại & thuế quan (GATT) trên phạm vi toàn cầu cũng đã hình thành và phát triển ngay trong chính Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hai bước phát triển này giúp cho thế giới tránh khỏi những nguy cơ những căng thẳng thương mại thời kỳ trước chiến tranh xuất hiện trở lại. Hai bước phát triển này cũng dẫn đến sự hình thành Liên minh Châu Âu và Tổ chức Thương mại Thế giới ngày nay.

Hệ thống GATT/WTO là một chủ thể kiến tạo niềm tin quan trọng. Các cuộc chiến tranh thương mại thập niên 30 thế kỉ 20 cho thấy rằng chủ nghĩa bảo hộ có thể dễ dàng đẩy các nước vào một tình thế trong đó không có kẻ thắng mà chỉ toàn người thua. Quan điểm bảo hộ thiển cận cho rằng việc bảo vệ một số khu vực nhất định chống lại hàng nhập khẩu là rất có lợi. Những quan điểm này lại lờ đi chuyện các nước khác sẽ phản ứng như thế nào. Thực tế dài hạn hơn cho thấy rằng một bước bảo hộ của một quốc gia có thể dễ dàng dẫn đến hành động trả đũa từ các quốc gia khác, dẫn đến mất mát niềm tin vào thương mại tự ho hơn và làm cho tất cả, bao gồm cả các khu vực được bảo hộ ngay từ đầu – sa lầy vào rắc rối kinh tế nghiêm trọng.

Niềm tin là chìa khóa giúp tránh được viễn cảnh không có kẻ thắng ấy. Khi các chính phủ đều tin tưởng rằng các nước khác sẽ không tăng cường các hàng rào mậu dịch thì chính họ cũng sẽ không có ý định làm như vậy. Hệ thống thương mại WTO đóng vai trò sống còn trong việc tạo ra và củng cố niềm tin đó. Đặc biệt quan trọng là những cuộc thương lượng đưa đến những thỏa thuận trên cơ sở nhất trí ý kiến và tập trung vào việc tuân thủ các nguyên tắc.

Một phần của tài liệu tiểu luận chuyên đề kinh tế viết báo kinh tế (Trang 35 - 36)