4. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
4.1.7 Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế
Trên thực tế đã có bằng chứng căn cứ trên sự việc cho thấy việc giảm các rào cản thương mại là điều kiện tốt cho công ăn việc làm. Nhưng bức tranh này rất phức tạp do nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bảo hộ cũng không phải là cách để giải quyết các vấn đề việc làm.
Có ít nhất hai luận điểm được chỉ ra về vấn đề này. Thứ nhất, sẽ có những nhân tố khác xuất hiện. Chẳng hạn, tiến bộ công nghệ cũng có tác động mạnh đến việc làm và năng suất lao động, làm lợi cho một số loại công việc song lại làm tổn thương một số khác. Thứ hai, trong khi thương mại rõ ràng là làm tăng thu nhập quốc dân (và sự thịnh vượng), điều này không phải luôn được hiểu là tạo ra công ăn việc làm mới cho những người bị mất việc do sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
Có nhiều tình huống cho thấy rằng cơ hội đã được nắm bắt – đó là những trường hợp thuơng mại tự do hơn sẽ có lợi cho việc làm. Ủy ban EU tính toán rằng việc thiết lập thị trường duy nhất của nó có nghĩa là có thêm khoảng từ 300.000 đến 900.000 việc làm nữa so với lúc không có thị trường duy nhất. Thực tế cũng cho thấy, chế độ bảo hộ đã làm hại công ăn việc làm như thế nào. Ví dụ điển hình là ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ. Các hàng rào mậu dịch được thiết lập để bảo vệ việc làm ở nước này bằng cách hạn chế nhập khẩu từ Nhật Bản lại dẫn đến việc làm cho xe hơi ở Mỹ đắt thêm, lượng xe hơi vì thế được bán ít đi và việc làm sẽ giảm.