Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương-KV II Hai Bà Trưng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác Marketing tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-Khu vực II Hai Bà Trưng.docx (Trang 33 - 35)

ngày 01/06/1973 trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng chỉ còn duy nhất một chi nhánh Ngân hàng Công thương.

Hiện nay, chi nhánh Ngân hàng Công thương KV II Hai Bà Trưng, với tổng số nhân viên là 318 người, 8 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch, 1 cửa hàng vàng bạc, 2 tổ nghiệp vụ và ban giám đốc gồm 4 người (1 giám đốc và 3 phó giám đốc), đã vượt qua những khó khăn ban đầu và đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ trương mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Mặt khác ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Để thực hiện chiến lược đa dạng hoá các phương thức, hình thức giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ năm 1993 trở lại đây, Ngân hàng Công thương KV II Hai Bà Trưng đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương- KV II Hai Bà Trưng. II Hai Bà Trưng.

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức song với việc phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam va NHNN thành phố Hà Nội , tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quận ủy cũng như UBND quận HBT, Chi nhánh NHCT - KVII-HBT đã hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra giành được những thành tích đáng kích lệ trên các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chất lượng và hiệu quả hoạt động không ngừng được nâng cao, kết quả hoạt động đều vượt kế hoạch và tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, nguồn vốn phát triển ổn định theo hướng lợi nhuận, dư nợ lành mạnh ngày càng tăng, phong cách phục vụ văn minh lịch sự, thu hút thêm nhiều khách hàng.

Có thể nói, với kết quả đạt được trong các năm qua Ngân hàng Công thương- KV II Hai Bà Trưng đã nỗ lực phấn đấu cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong thanh toán và các nghiệp vụ. Đó là chiến lược” Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng trong quá trình thanh toán”.

Ngân hàng- với chức năng là trung gian tài chính, là nơi thông suốt giữa cung (những người dư thừa tiền trong nền kinh tế tạm thời hay là khoản tiết kiệm nhưng không biết đầu tư vào đâu) và cầu (những người có nhu cầu tiền để đầu tư mà không có tiền) là đầu nối cho cung- cầu gặp nhau và thoả mãn tất cả. Đây chính là điểm nút trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để phục vụ lợi ích khách hàng, tạo ra lợi nhuận tốt nhất cho mình.

Ngân hàng với khẩu hiệu "Phát triển - An toàn- Hiệu quả" được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó là một môi trường cạnh tranh là điều kiện sống còn trong cơ chế thị trường nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình. Do đó, việc nâng cao sức cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa chiến lược đối với ngân hàng mình. Sự cạnh tranh tăng lên cùng với thời gian và trình độ của con người. Công việc này đặt ra cho ngân hàng mình một nỗ lực lớn, vượt lên chính mình, tạo ưu thế hơn đối thủ thì mới hy vọng tồn tại và phát triển

Ngân hàng phải chịu sức ép của nhiều đối thủ cạnh tranh như: Các ngân hàng cùng ngành, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, bưu điện và các đối thủ khác. Con người hay khách hàng lại có nhu cầu rất đa dạng và phong phú ngày càng cao hơn, đòi hỏi mỗi NH, tổ chức cần được đáp ứng tức thời và có lợi cho họ nhất. Vì vậy họ luôn tìm kiếm nguồn nào có lợi và phù hợp nhất. Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng kể cả hiện tại và tiềm năng thì NH phải xây dựng được chiến lược của mình với các sản phẩm hiện tại và xem xét các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó với nguồn lực của mình, khả năng nội tại, sự nỗ lực xem có đáp ứng được các sản phẩm đó không.

Có thể nói, với thực trạng như vậy Ngân hàng Công thương- KV II Hai Bà Trưng đã nỗ lực phấn đấu, cùng với nó là việc NH hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán điện tử là tiến bộ rõ rệt, ghi nhận việc ngân hàng gắn các nghiệp vụ, hoạt động của

mình với sự phát triền của khoa học kỹ thuật và hoà nhập vào sự phát triển của thế giới cùng với các đối thủ.

Ngân hàng với chức năng là trung gian tài chính là nơi thông suốt giữa cung (những khoản dư thừa tiền trong nền kinh tế tạm thời hay là khoản tiết kiệm nhưng không biết đầu tư vào đâu) và nhu cầu (những người có nhu càu cần tiền để đầu tư nhưng không có tiền). Ngân hàng là đầu mối cho cung, cầu gặp nhau và thoả mãn tất cả. Đây chính là điểm nút trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Với kết quả đạt được trong năm 2003 này đã chứng tỏ hướng đi của NHCT- KVII HBT là đúng đắn và cần giữ vững và tìm hướng phát triển tốt hơn nữa.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác Marketing tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-Khu vực II Hai Bà Trưng.docx (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w