Tình hình thực hiện việc nâng cao chất lượngdịch vụ khách hàng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương KVII Hai Bà Trưng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác Marketing tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-Khu vực II Hai Bà Trưng.docx (Trang 50 - 51)

nhánh Ngân hàng Công thương- KVII Hai Bà Trưng.

Chi nhánh đang chuẩn bị hình thành phòng Marketing chuyên trách, công tác Marketing đã được chú trọng song chỉ ở mức độ thấp chưa coi đây là qui trình mà chỉ dừng lại ở một số công việc đơn giản như quảng cáo qua báo chí, viết thư... Hiện nay phòng kinh doanh được giao trách nhiệm trực tiếp xây dựng và thiết kế chính sách khách hàng.

Trong giao dịch việc áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại nhưng vì chưa theo kịp với công nghệ nên tốc độ xử lý nhiều khi còn chậm. Việc kiểm soát truyền nhận, cung cấp thông tin cho quản lí điều hành kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả nhưng đôi khi gặp phải trục trặc kĩ thuật mà chi nhánh chưa xử lí được.

Tình trạng khách hàng bị bỏ quên vẫn còn xảy ra, việc giám sát trong quá trình vay vốn chưa chặt chẽ và thường xuyên, do đó có những quyết định về xử lí các khoản vay chưa kịp thời. Khách hàng được tư vấn, hướng dẫn cụ thể các vấn đề có liên quan đến các dịch vụ nhưng chưa kỹ, làm mất nhiều thời gian cho khách hàng. Ví dụ như: trong việc thanh toán L/C vẫn còn kém lợi thế so với Ngân hàng Ngoại thương, mức phí chưa đa dạng, kết cấu chưa hợp lí.

Độ an toàn chính xác trong giao dịch của chi nhánh qua kiểm tra năm 2003, nghiệp vụ tín dụng đã kiểm tra 235 hồ sơ (Quốc doanh: 82 hồ sơ, Ngoài quốc doanh:153 hồ sơ). Kiểm tra công tác thẩm định các hồ sơ tín dụng đã đảm bảo theo yêu cầu của chế độ. Những sai sót nhỏ sau khi kiểm tra được sửa chữa, xử lí kịp thời. Trong nghiệp vụ kế toán, kiểm tra được 141137 chứng từ, có 279 chứng từ sai

sót chiếm tỉ lệ 21.04% trong đó 250 chứng từ thiếu tính pháp lí, 29 chứng từ nhầm lẫn nhưng đã kịp thời sửa chữa.

Thủ tục giao dịch của chi nhánh thống nhất theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam và các qui định chung của Ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng nên chi nhánh không thể tự ý thay đổi sửa chữa cải tiến mà tập trung vào tốc độ giao dịch và nếu có sáng kiến cải tiến qui trình nghiệp vụ thì phải đệ trình lên Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy từ thực tế trên Chi nhánh luôn nhận thức được vấn đề đang làm và những hạn chế được khắc phục. Do vậy đã tránh được những hậu quả đáng tiếc gây bất lợi cho Ngân hàng.

Ngoài ra, chi nhánh còn chủ động xác lập các mối quan hệ, thiết lập ràng buộc làm ăn giao dịch các khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng. Sẵn sàng điều chỉnh các dịch vụ hiện có phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng theo hướng phù hợp.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác Marketing tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-Khu vực II Hai Bà Trưng.docx (Trang 50 - 51)