Hoạt động kinh doanh đối ngoạ

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác Marketing tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-Khu vực II Hai Bà Trưng.docx (Trang 39 - 41)

Ngoài hoạt động kinh doanh đối nội, hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đạt được kết quả đáng kích lệ, hỗ trợ tích cực cho việc tăng dư nợ, tăng thu phí dịch vụ. Hoạt động này cũng đóng góp phần nào vào tụ nhập cho Ngân hàng thông qua việc mua bán ngoại tệ hưởng chênh lệch giá hay sự biến động tỷ giá làm lợi hay bất lợi cho Ngân hàng. Dịch vụ này phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trong việc đầu tư, thanh toán trong nước và nước ngoài. Các hoạt động của dịch vụ này gồm: mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối

• Mua bán ngoại tệ: Doanh số mua bán một số ngoại tệ chủ yếu (quy về USD)

Bảng 3: Doanh số mua bán ngoại tệ Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Doanh số mua 33,7 30,17 29,6

Doanh số bán 34 31,8 29,4

Doanh số mua bán ngoại tệ nói chung là không có biến động nhiều mặc dù từ năm 2001 đến năm 2002 thì không có tỷ giá ngoại tệ trên đồng nội tệ có biến động khá lớn. Điều này khẳng định rằng, sức thu hút của chi nhánh về hoạt động mua bán ngoại tệ là chưa cao. Có thể là do Ngân hàng chưa chuyên sâu trong lĩnh vực này. Hoạt động này cần được ngân hàng chú trọng hơn nữa.

• Hoạt động thanh toán quốc tế: công tác thanh toán quốc tế không ngừng được nâng cao, kiểm tra các bộ phận chứng từ được nâng cao, kiểm tra các bộ phận chứng từ nhanh chóng, chính xác, thường xuyên tư vấn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, số liệu thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4: Hoạt động thanh toán quốc tế.

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Thanh toán nhập khẩu 31 30,16 30,7

Thanh toán xuất khẩu 4,4 7.9 10,6

Thanh toán tiền đi 5,1 5.5 6,8

Hoạt động này qua các năm cũng không có nhiều biến động lớn. Như vậy Chi nhánh cần đẩy mạnh hoạt động này hơn nữa để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng đến với mình, có thể cạnh tranh được với một số Ngân hàng khác như Ngân hàng Ngoại thương.

Hoạt động này đã tạo lợi thế mở rộng tín dụng đối nội, tăng nguồn vốn ngoại tệ, tăng thu dịch vụ phí. Đây là khoản thu an toàn và phản ánh trình độ phát triển tiến bộ của ngân hàng.

• Chi trả kiều hối: Ngân hàng luôn đảm bảo chi trả cho khách hàng nhanh chóng thuận tiện. Đặc biệt năm 2003 số lượt chi trả lên tới 211 lượt với doanh số( quy đổi USD) là 1,068 triệu USD, vào khoảng 16.695 triệu VND.

• Công tác kế toán - tài chính và kết quả kinh doanh

Công tác kế toán thanh toán là một trong ba trung tâm hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh không ngừng hoàn thiện phong cách, lề lối làm việc triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng hiện đaị hoá công nghệ ngân hàng.

Trong công tác tài chính kế toán luôn chủ động tổ chức, tính toán, ghi chép, phán ánh chính xác đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Dưới đây là một số kết quả năm 2003:

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Số tiền

1. Tổng thu nhập 159.,9

+Thu lãi cho vay 74,9

+ Thu lãi điều hoà vốn 73,4 + Thu lãi kinh doanh ngoại tệ 0,9 + Thu dịch vụ ngân hàng 3,7

2. Tổng chi phí: 143,2

+ Chi trả lãi tiền gửi 113,3 + Chi phí cho nhân viên 8,8

+ Chi dự phòng rủi ro 11,3

Từ việc phân tích một số thông tin cơ bản đó Ngân hàng sẽ biết được ưu thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, cũng như những mặt còn hạn chế mà Ngân hàng mình cần hoàn thiện.

2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MARKETING TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KV II-HAI BÀ TRƯNG.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác Marketing tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-Khu vực II Hai Bà Trưng.docx (Trang 39 - 41)