Phương hướng và giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex.docx (Trang 74 - 78)

1111 780.000 31/12/0667A 31/12/06 Tiền lương phải trả CN TT T12 3341 7.377

2.2.2.Phương hướng và giải pháp hoàn thiện

a)Về hạch toán một số các khoản mục chi phí

Xí nghiệp áp dụng chưa hợp lý các nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất, cụ thể là:

-Về khoản mục chi phí NVL trực tiếp: Xí nghiệp chưa áp dụng triệt để nguyên tắc giá phí, có một số trường hợp, chi phí nhiên vật liệu ( chi phí bốc dỡ ) không được tính vào giá thực tế nhập kho vật liệu.

- Về chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng: Các khoản BHXH phải thanh toán cho công nhân viên như: ốm đau, thai sản… xí nghiệp hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng. Từ đó, thúc đẩy chi phí nhân công trực tiếp tăng lên ảnh hưởng tới tính chính xác của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân viên phân xưởng trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

b) Giải pháp hoàn thiện:

Về việc hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ

Đối với công việc sửa chữa lớn TSCĐ, khi việc sửa chữa hoàn thành chi phí phát sinh quá lớn, xí nghiệp cần có kế hoạch trích trước hoặc phân bổ dần khoản chi phí này cho các đối tượng sử dụng nhằm tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ và chính xác.

Về chi phí dịch vụ mua ngoài

Ở xí nghiệp, các khoản mục chi phí, các yếu tố chi phí sản xuất nào có thể tập hợp trực tiếp được cho từng phân xưởng thì tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó.

Tách phần chi phí dịch vụ mua ngoài ( tiền điện, nước) sử dụng trong phạm vi các phân xưởng và toàn doanh nghiệp, chỉ hạch toán phần CFDVMN sử dụng trong phạm vi phân xưởng vào TK 627.

Tiến hành phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho các phân xưởng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.

Về sổ sách kế toán

Hoàn thiện bảng phân bổ tiền lương và BHXH:

Theo em, bảng phân bổ tiền lương và BHXH hiện nay của xí nghiệp được tách riêng, mặc dù được sắp xếp theo trình tự logíc. Tuy nhiên, vẫn không thuận tiện cho người xem. Bảng phân bổ tiền lương của xí nghiệp vẫn chưa đầy đủ, nó mới chỉ đảm nhiệm được chức năng của một bảng tính lương. Vì vậy, bảng tính lương của xí nghiệp cần phải chi tiết hơn và cụ thể hơn để ban lãnh đạo và người xem có thể theo dõi được.

Hoàn thiện sổ chi tiết các tài khoản

Đối với các tài khoản 621- Chi phí NVL trực tiếp, tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản 154- sản phẩm dở dang được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng. Điều này rất cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, tại xí nghiệp chỉ thực hiện theo dõi trên máy, mỗi loại sản phẩm được quy định một mã số nhất định, khi có chi phí phát sinh, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán nhập số liệu vào máy theo mã hiệu từng loại sản phẩm và máy sẽ tự kết chuyển. Việc theo dõi như vậy sẽ gây khó khăn cho kế toán giá thành khi tính giá thành của từng loại sản phẩm đối với người cần thông tin chi tiết về tình hình chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm lại gặp khó khăn. Đồng thời, sổ chi tiết tài khoản của xí nghiệp hiện nay

mang tính chất tổng hợp tài khoản và nếu muốn có số liệu chi tiết của từng loại sản phẩm phải lấy từ sổ chi tiết tài khoản 621, 622 … gây chậm trễ cho người cần thông tin.

Vì vậy, xí nghiệp nên mở và in thêm các sổ chi tiết này để thông tin được cung cấp kịp thời hơn.

Về việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Mở rộng quan hệ đối tác: Trong kinh doanh, việc mở rộng quan hệ đối tác rất quan trọng vì nó có thể đem đến cho doanh nghiệp cơ hội làm ăn, nhất là khi thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Xí nghiệp phải từng bước tham gia cho hợp lý như cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn thu hút sự quan tâm của các đối tác kinh doanh.

Đây là một giải pháp có tính đòi hỏi dài hạn yêu cầu các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị và am hiểu kỹ thuật về thị trường giầy quốc tế, và nó cũng mang tính sống còn tới sự tồn tại của xí nghiệp.

Chủ động trong sản xuất:

Hợp đồng lần hai đối với các doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm giầy này: nội dung giải pháp này là xí nghiệp ký hợp đồng với các doanh nghiệp trong nước có cùng sản phẩm sản xuất ra. Hợp đồng này có thể ký cho một phần số lượng sản phẩm hoặc cả số lượng sản phẩm bán ra.

Giải pháp nhằm giảm thiệt hại do sự chênh lệch tỷ giá ngoại tệ:

Biện pháp ký hợp đồng song vụ: xí nghiệp có thể vừa ký một hợp đồng xuất khẩu vừa ký một hợp đồng nhập khẩu trong cùng một thời gian để khi có sự biến động của tỷ giá ngoại tệ thì khoản lợi nhuận hay thiệt hại từ hai hợp đồng này có thể bù đắp cho nhau.

Biện pháp lập quỹ dự phòng: Khi tỷ giá ngoại tệ có lợi cho doanh nghiệp thì khoản lợi này sẽ cho vào quỹ dự phòng để bù lại khi có tỷ giá ngoại tệ bất lợi cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, kế toán được nhiều nhà quản lý kinh tế, các chủ doanh nghiệp quan niệm như một “ ngôn ngữ kinh doanh”, được coi là một khoa học, một nghệ thuật để ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết phục vị việc ra quyết định phù hợp với mục đích đối tượng sử dụng.

Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất vì chỉ khi tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất mới xác định được chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Qua quá trình thực tập tại xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex, được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cô, bác trong xí nghiệp, đặc biệt là phòng Kế toán đã giúp đỡ em nắm bắt, thâm nhập thực tế, củng cố và hoàn thiện kiến thức lý luận tiếp thu trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán tại xí nghiệp, nhất là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một sinh viên thực tập, em đã tìm hiểu, nhận xét, đánh giá chung và mạnh dạn đưa ra những mặt còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp trên cơ sở phân tích, đánh giá ưu nhược điểm. Từ đó, đề xuất một số ý kiến để xí nghiệp có thể tham khảo, nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên, do trình độ và nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi kính mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô, các bác chú, các bạn để tôi có điều kiện bổ sung kiến thức, phục vụ cho công việc sau này.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc, phòng tài chính kế toán của xí nghiệp giầy Barotex đã tạo điều kiện thuận lợi giúp

đỡ tôi trong quá trình thực tập, đặc biệt là thầy giáo Phạm Thành Long đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Barotex.docx (Trang 74 - 78)