Các phản ứng được thực hiện trên chất nền là 4-methoxybenzaldehyde tại nhiệt độ 900C trong vòng 1 giờ với các dung môi khác nhau trong phản ứng hydro hóa.
Bảng 3. 4.Khảo sát hoạt tính xúc tác theo dung môi
STT Dung môi Độ chuyển Độ chọn lọc
Sản phẩm chính Sản phẩm phụ 1 Cloroform 15% 100% 2 THF 1% 84% 16% 3 Acetonitrile 94% 100% 4 Ethanol 4% 65% 35% 5 Isopropanol 76% 94% 6%
Nhìn vào kết quả thu được tại bảng 3. 2. ta có thể nhận thấy rằng dung môi isopropanol là dung môi phù hợp nhất với chất xúc tác là Pd/C cho phản ứng hydro hóa (hoàn nguyên) với chất nền là 4-methoxybenzaldehyde để tạo thành sản phẩm là 4-methoxybenzenemethanol bởi vì dung môi này có độ chuyển hóa cao (76%). Ngoài ra với sự chuyển hóa cao đó, độ chọn lọc của sản phẩm cũng rất cao (94%).
Đối với cloroform và THF là hai dung môi phân cực yếu, chúng có tính thân hạch yếu nên khó làm dung môi tốt cho các phản ứng hydro hóa đối với chất thân điện tử yếu là 4-methoxybenzaldehyde.
Đối với acetonitrile, đây là một dung môi có tính thân hạch rất mạnh, mặt khác chất nền 4-methoxybenzaldehyde lại là chất thân điện tử nên dung môi này rất dễ phản ứng với chất nền cho nên kết quả nhận được chỉ gồm sản phẩm của acetonitrile và chất nền mà thôi.
Đối với ethanol và isopropanol, đây là hai dung môi cùng thuộc nhóm rượu, có tính thân hạch vừa phải. Do isopropanol có thêm 1 nhóm -CH2- nên hiệu ứng nhả electron sẽ tăng lên hơn so với ethanol nên hiệu quả xúc tác của isopropanol tốt hơn ethanol.
KOH được cho vào phản ứng nhằm tạo ra môi trường kiềm, từ đó có thể dễ dàng bảo vệ sản phẩm tạo thành. Nếu cho ít KOH sẽ tạo môi trường acid, mặt khác với môi trường acid đó phản ứng sẽ tạo ra nhiều este, từ đó dẫn đấn hiệu suất phẩn ứng bị suy giảm. Còn nếu cho quá nhiều KOH thì sẽ tạo ra môi trường kiềm cao, từ đó phản ứng ghép cặp sẽ xảy ra và cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của phản ứng.