2.3.1.1. Khảo sát trong các dung môi
Để thử hoạt tính của xúc tác, ta cần chọn một dung môi phù hợp, và từ đó ta thực hiện quy trình chọn dung môi. Đầu tiên ta cho 0.05 gram xúc tác vào bình, tạo môi trường chân không. Tiếp đó, cho khí hidro vào. Thêm 5 mL dung môi có chứa 0.5 gram KOH. Hỗn hợp được khuấy đều, rồi cho tiếp 1 mL chất nền vào. Phản ứng sẽ được gia nhiệt tại 900C trong vòng 1 giờ. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được lọc và làm khan với MgSO4. Quy trình được tóm tắt theo sơ đồ tại hình 2. 12.
O O + H2 O OH nano Pd (2.8)
Hình 2. 30. Quy trình thử hoạt tính trong các dung môi.
2.3.1.2. Khảo sát theo nhiệt độ
Sau khi đã chọn được dung môi phù hợp cho phản ứng, ta cần chọn một nhiệt độ phù hợp, và từ đó ta thực hiện quy trình chọn nhiệt độ. Đầu tiên ta cho 0.05 gram xúc tác vào bình, tạo môi trường chân không. Tiếp đó, cho khí hidro vào. Thêm 5 mL dung môi có chứa 0.5 gram KOH. Hỗn hợp được khuấy đều, rồi cho tiếp 1 mL chất nền vào. Phản ứng sẽ được gia nhiệt tại các nhiệt độ 300C, 600C, 900C trong vòng 1 giờ. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được lọc và làm khan với MgSO4. Quy trình được tóm tắt theo sơ đồ tại hình 2. 13.
2.3.1.3. Khảo sát theo hàm lượng xúc tác
Việc cuối cùng trong khảo sát hoạt tính của một xúc tác là thử hoạt tính khi thay đổi hàm lượng chất xúc tác. Đầu tiên ta cho 0.05 gram xúc tác cho 1 lần phản ứng (có hàm lượng khác nhau: 0%, 5%, 10%, 15%, 20%) vào bình, tạo môi trường chân không. Tiếp đó, cho khí hidro vào. Thêm 5 mL dung môi isopropanol có chứa 0.5 gram KOH. Hỗn hợp được khuấy đều, rồi cho tiếp 1 mL chất nền vào. Phản ứng sẽ được gia nhiệt tại các nhiệt độ 600C trong vòng 1 giờ. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được lọc và làm khan với MgSO4. Quy trình được tóm tắt theo sơ đồ tại hình 2-14.