Vận chuyển, dở tải, phân hạng và bảo quản thép.

Một phần của tài liệu Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Bê Tông (Trang 56 - 57)

III. CƠNG NGHỆ CHẾ TẠO CỐT THÉP THƯỜNG 1 Sơ đồ qui trình cơng nghệ chế tạo.

2.Vận chuyển, dở tải, phân hạng và bảo quản thép.

- Nĩ phụ thuộc vào khoảng cách và đường vận chuyển.

+ Thép cĩ thể vận chuyển đến nhà máy bằng đường sắt, đường bộ đường thủy hoặc phối hợp.

+ Nếu thép được vận chuyển đến nhà máy ở dạng cuộn hoặc ở dạng bĩ thì cơng việc dở tải được thực hiện nhờ các thiết bị : cần cẩu, cần trục, cầu chạy, pa lăng điện, máy bốc dỡ.

+ Sau khi được bốc dỡ, thép được phân hạng theo dạng, theo mác và theo kích thước và được bảo quản ở các vị trí riêng biệt trong kho.

+ Để đề phịng thép khỏi bị ảnh hưởng điều kiện khí hậu thì thép cần được bảo quản trong kho kín hoặc cĩ mái che.

+ Kho sàn nhất thiết phải đổ bê tơng và tuyệt đối khơng được để thép trực tiếp trên sàn kho.

+ Những yêu cầu về bảo quản thép phần trên cũng được áp dụng đối với việc bảo quản các sản phẩm cốt thép.

+ Diện tích của kho cốt thép được xác định như sau : FK = ( g g I I C C N A N A Nt At N A + + + ).K ( m2 ) Ac : dự trữ thép sợi ở dạng cuộn ( T ). At : dự trữ thép thanh ( T ). AI : dự trữ thép chử I hoặc chử U ( T ). Ag : dự trữ thép gĩc ( T ).

K : hệ số về đường đi lại trong kho. Theo định mức K = 2,5 ( lớn để đảm bảo an tồn lao động ).

Nc, Nt, NI, Ng :các định mức về chất xếp thép cuộn (sợi); thép thanh; thép I, U; thép gĩc trên 1 m2 kho;

+ Vận chuyển thép từ kho đến xưởng thép bằng các phương tiện xe rùa điện, xe rùa đốt trong.

+ Vận chuyển các sản phẩm thép từ xưởng thép đến các xưởng tạo hình cũng nhờ các phương tiện vận chuyển trên.

+ Vận chuyển thép và cốt thép trong phạm vi xưởng thép được thực hiện nhờ các thiết bị cần trục cầu chạy, pa lăng điện, xe rùa điện, xe rùa đốt trong, xe goịng tự hành, tùy điều kiện trong từng nhà máy.

Một phần của tài liệu Bài giảng Công Nghệ Chế Tạo Bê Tông (Trang 56 - 57)