Đặc điểm về lao động của công ty

Một phần của tài liệu phân tích vcp trong quản trị kinh doanh.doc (Trang 30 - 32)

Cơ cấu lao động của công ty được nêu trong biểu 3.2

Biểu 3.2 Cơ cấu lao động của công ty năm 2008

Đơn vị tính: Người

TT Loại lao động Tổng số Tỷ trọng

I Các bộ phận quản lý doanh nghiệp 53 4,38

1 Ban giám đốc 3 0,25

2 Phòng chính trị 7 0,58

3 Phòng kinh doanh 10 0,83

4 Phòng kế hoạch đầu tư 6 0,50

5 Phòng xuất nhập khẩu 8 0,66

6 Phòng bảo vệ 12 0,99

7 Phòng kế toán 7 0,58

II Các bộ phận quản lý trực tiếp 1157 95,62

1 Phân xưởng cắt 234 19,34

2 Phân xưởng may I 338 27,93

3 Phân xưởng may II 262 21,65

4 Phân xưởng may cao cấp 221 18,26

5 Phân xưởng may hoàn thiện 102 8,43

Tổng cộng 1210 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty)

Lao động là nhân tố quan trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua (bảng) cũng thể hiện cơ cấu lao động của công ty năm 2008, lao động trực tiếp tong công ty chiếm tới 95,62% tổng lao động của công ty, lao dộng gián tiếp chỉ chiếm 4,38%. Qua đó chứng tỏ việc phân công lao động trong công ty là hợp lý, lao động gián tiếp hoạt động rất có hiệu quả. Đối với những

lao động trực tiếp khi công ty tuyển vào phải có trình độ may cơ bản, sau đó công ty sẽ đào tạo thêm 1 tuần để đảm bảo tay nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. Trong các phân xưởng của công ty thì lao động trong các phân xưởng may chiếm đa số 49,58% tổng lao động của toàn công ty. Và tỷ lệ lao động giữa các bộ phận của công ty gần như không có nhiều thay đổi qua các năm từ năm 2006 đến nay. Qua đó cũng thể hiện phần nào tỷ lệ thay đổi doanh thu qua các năm là không nhiều.

3.1.2.3 Đặc điểm về nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

Tình hình nguồn vốn của công ty được thể hiện cụ thể trong biêủ 3.3:

Biêủ 3.3 Tình hình nguồn vốn của công ty

Đơn vị tính: Đồng T

T Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

I Vốn theo nguồn hình thành 46.769.903.524 46.686.875.00 6 42.252.267.177 1 Nguồn vốn CSH 13.601.294.127 13.724.981.153 13.750.088.803 2 Nguồn vốn vay nợ 33.168.609.397 32.961.893.853 28.502.178.374 II Vốn theo mục đích sử dụng 46.769.903.497 46.686.875.00 6 42.252.267.177 1 Tài sản ngắn hạn 32.059.416.856 32.958.751.229 30.068.776.772 2 Tài sản dài hạn 14.710.486.64 1 13.728.123.777 12.183.490.405

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)

Nhìn vào biểu ta thấy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2006 là 46.769.903.497 đồng. Tuy nhiên đến năm 2007 thì giảm đi 83.028.491 đồng so với năm 2006 tức là chỉ còn 46.686.875.006 đồng, giảm 0,18% so với năm 2006 và đến năm 2008 thì tổng nguồn vốn chỉ còn 42.252.267.177 đồng tiếp tục giảm đi 9,5% so với năm 2007 tương ứng với 4.434.607.828 đồng. Sở dĩ như vậy là do năm 2005 công ty bắt đầu chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần nên năm 2006 tổng nguồn vốn còn ở mức cao. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tăng và nguồn vốn vay đã dần giảm đi điều này chứng tỏ công ty đã chủ động được nguồn vốn chủ sở hữu và dần đáp ứng được

Trong tổng nguồn vốn của công ty qua các năm như vậy nên cơ cấu bên trong nguồn vốn cũng có nhiều thay đổi cụ thể năm 2006 nợ phải trả là 33.168.609.370 đồng chiếm 70,92% trong tổng nguồn vốn của công ty. Còn lại 29,08% là nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên đến năm 2007 thì tổng nợ phải trả là 32.736.614.005 đồng và chiếm 70,12% trong tổng nguồn vốn. Và nguồn vốn chủ sở hữu là 13.950.261.501đồng và chiếm 29,88% trong tổng nguồn vốn. Và con số này đến năm 2008 thì tổng số nợ phải trả là 28.501.519.074 đồng chỉ chiếm 67,46% tổng nguồn vốn và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 32,54%. Qua đó ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn của công ty tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ngày càng cao, các khoản nợ của công ty ngày càng giảm, qua đó chứng tỏ hoạt động sản xuất của công ty ngày càng đạt hiệu quả kinh doanh cao. Nợ phải trả của công ty năm 2008 cũng thấp hơn so với năm 2007, còn nợ dài hạn của công ty không có. Trong năm 2008 tổng tài sản dài hạn của công ty là 12.183.490.405 đồng trong đó 9.808.664.268 đồng là TSCĐ còn lại là các khoản đầu tư dài hạn khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung tài sản và nguồn vốn của công ty tương đối ổn định. Tuy nhiên công ty cũng cần có biện pháp trước mắt là thúc đẩy sản xuất, thu hồi vốn, tăng nguồn thu trả trước, giảm tiền mặt lưu thông trong công ty…

Một phần của tài liệu phân tích vcp trong quản trị kinh doanh.doc (Trang 30 - 32)