Một số đề xuất và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

Một phần của tài liệu phân tích vcp trong quản trị kinh doanh.doc (Trang 58 - 68)

X: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ

3.4 Một số đề xuất và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh của công ty

Việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận giúp chúng ta thấy được phần nào hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2008 kết quả kinh doanh của Công ty được đánh giá là thành công tốt đẹp, lợi nhuận tăng cao hơn so với năm trước. Sản lượng tiêu thụ tăng lên đã làm cho lợi nhuận tăng theo, tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận lại không cân xứng với tốc độ tăng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm qua giá bán các sản phẩm giảm, trong khi đó chi phí lại không thay đổi nhiều, do đó lợi nhuận sẽ không cao. Và sau đây là một số giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty:

* Giải pháp tiết kiệm chi phí:

+ Chi phí nguyên vật liệu:

- Để tránh chi phí hao hụt, khi thu mua nguyên vật liệu Công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng nguồn nguyên liệu nhập kho.

- Khi nguyên vật liệu tăng giá: Lúc này công ty nên xác định mức tồn kho hợp lí. Công ty cần dự toán tình hình thị trường của nguyên vật liệu nhất là các loại vải có mức biến động cao. Khi Công ty dự đoán được tình hình thị trường giá những loại này sẽ tăng nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chi phí, lợi nhuận. Trường hợp không dự đoán được Công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ dùng để giảm ảnh hưởng của của giá giảm vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm công ty phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn. Công ty nên phát huy tốt mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu để mua được với giá rẻ hơn.

+ Giảm chi phí nhân công:

Bằng cách tăng năng suất lao động. Cần nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao động, nghiên cứu bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề. Bên cạnh đó Công ty áp dụng chế độ khen thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả trong hoạt đông sản xuất kinh doanh.

Năm 2008 công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm chi phí có hiệu quả, Công ty nên phát huy hơn nữa mặt này để góp phần giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho Công ty. Nên tránh sự tồn đọng hàng hàng hóa để giảm chi phí bảo quản, đảm bảo thuận tiện cho các khâu giao nhận, vận chuyển… Nên có kế hoạch mua sắm và sử dụng công cụ, dụng cụ hợp lý, nên xây dựng mức tiêu hao hợp lí cho các chi phí vận chuyển…

+ Chi phí quản lí hành chính:

- Lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. - Phân công, phân cấp quản lý chi phí. Phòng kế toán tài vụ phải kiểm tra theo dõi nếu có những khoản chi phí không hợp lí thì kiên quyết không thanh toán.

- Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí, ví dụ: đối với chi phí văn phòng phẩm, Công ty nên khống chế nó ở mức thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, Công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp.

+ Chi phí bán hàng:

- Để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường để tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, công ty nhất thiết phải có một tổ Marketing chuyên trách công tác này. Đặc biệt phải làm tốt việc nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác kịp thời để hổ trợ cho Ban Giám Đốc cùng phòng kế hoạch kinh doanh có cơ sở để ra quyết định, lập phương án kinh doanh trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, giúp Ban Giám Đốc chủ động hơn trong việc mặc cả, thương lượng về các điều kiện của hợp đồng sao cho có lợi nhất để từ đó góp phần làm giảm chi phí bán hàng của Công ty.

Ngoài ra, định kỳ Công ty nên tiến hành phân tích tình hình lợi nhuận để thường xuyên thấy được biến động của lợi nhuận, qua đó thấy dược nguyên nhân tăng giảm của lợi nhuận từ đó đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời và phát huy những ưu điểm nếu có.

Ngày nay công ty đang từng bước mở rộng thị trương tiêu thụ sản phẩm, Công ty cũng dự kiến sản xuất nhiều các sản phẩm mới với nhiều mẫu mã phục vụ cho ngày càng nhiều khách hàng. Tuy nhiên hiện nay các sản phẩm may của công ty hiện đang phải đối đầu với những nước có khả năng cạnh tranh cao, có nhiều thuận lợi và kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường về các mặt như: vật tư, thiết bị, quản lý, tài chính, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển. Cụ thể: + Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho may xuất khẩu nhằm tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may mặc xuất khẩu lên cao cạnh đó, đầu tư mở rộng sản xuất tại các địa phương có tiềm năng, có nguồn nhân lực dồi dào; phối hợp liên doanh - liên kết và giúp đỡ các địa phương phát triển mở rộng thực hiện các đơn hàng lớn.

+ Thực hiện chuyên môn hoá các sản phẩm, hoàn thiện công nghệ, khả năng điều hành nhằm đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng cao. Ngoài ra, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hoá(sản phẩm phổ biến với nhiều màu sắc, hoa văn kiểu cách, chủng loại vật liệu thích hợp), thực hiện cơ chế linh hoạt trong sản xuất nhằm thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường như: thay đổi mẫu mã, sản xuất đơn hàng nhỏ, ứng dụng công nghệ mới và cải tiến kỹ thuật,… để tăng năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

+ Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, công ty cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của công ty, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm của công ty.

+ Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam theo phương châm “chất lượng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội” thông qua việc: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14000, SA 8000;

Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với người tiêu dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trường.

+ Gửi các công nhân đi đào tạo chuyên ngành may nhằm đào tạo các chuyên viên cao cấp về: Thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị hàng hoá, tổ trưởng - chuyền trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu.

3.4.2 Các đề xuất

Thông qua các số liệu tổng hợp được ở trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu và phân tích chúng em thấy có một số nội dung chưa hợp lý vì vậy chúng em xin đưa ra một số các giải pháp sau:

Thứ nhất, căn cứ vào mức dư đảm phí của các sản phẩm và sản lượng hoà vốn ta xác định sản phẩm nào có mức dư đảm phí cao thì ưu tiên phát triển trong trường hợp thị trường tăng trưởng tốt do nếu sản lượng vượt sản lượng hoà vốn thì mức dư đảm phí sẽ trực tiếp hình thành lợi nhuận, như vậy công ty nên tăng quy mô sản xuất sản phẩm Đồng phục xuân hè trong điều kiện thị trường ổn định. Còn trong điều kiện thị trường bất lợi công ty nên ưu tiên sản xuất sản phẩm có mức dư đảm phí ổn định và thấp, giảm sản xuất sản phẩm có mức dư đảm phí cao để tránh lỗ do nếu sản lượng thấp hơn sản lượng hoà vốn thì với mỗi sản phẩm thiếu hụt công ty sẽ phải chịu lỗ số tiền đúng bằng mức dư đảm phí.

Thứ hai, trên lý thuyết người ta thường phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng theo chi phí nhân công trực tiếp, nhưng hiện tại công ty đang sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trực tiếp để phân bổ các khoản chi phí này. Vì vậy để phân bổ chi phí hợp lý hơn các khoản chi phí này thì công ty nên thay đổi lại tiêu thức phân bổ để việc tính toán các khoản chi phí cho các sản phẩm được hợp lý hơn.

Thứ ba, hiện nay trên thị trường các sản phẩm với những kiểu dáng mẫu mã đặc biệt đang được ưa chuộng, vì vậy ngoài việc mở rộng thị trường tiêu thụ

các sản phẩm đã và đang sản xuất công ty nên tìm hiểu và sản xuất thêm một số những sản phẩm với những mẫu mã đặc biệt để có thâm nhập thêm vào một số thị trường mới.

Thứ tư, hiện nay có ngày càng nhiều các công ty sản xuất hàng may mặc xuất hiện vì vậy công ty cần phải chú trọng đến việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty, đặc biệt là cạnh tranh về giá thành sản phẩm. Trước đây công ty chỉ là sản xuất theo các đơn đặt hàng cho các ngành như: công an, kiểm lâm,... Vì vậy ngoài việc hạ giá thành như đã nêu ở trên, công ty cần phải duy trì quy mô tối thiểu cho các sản phẩm năm 2009 thấp nhất là tăng 20% so với năm 2008 vừa qua.

KẾT LUẬN

Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một làm thiết thực đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản lí thấy được sự liên quan giữa 3 yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng bán ra và các chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Và để tối đa hoá lợi nhuận, một vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí. Muốn vậy, công ty nói chung hay từng phân xưởng nói riêng phải nắm rõ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu và nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Mặc khác, công ty sẽ dựa trên mô hình chi phí - khối lượng - lợi nhuận để đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Với nhóm em, đề tài này rất có ý nghĩa vì tính thực tế của nó. Tuy nhiên, do thời gian thực tập quá ngắn cộng với hạn chế về kiến thức thực tế và sự mới mẻ của đề tài nên bài viết không tránh khỏi sai sót. Kính mong quí thầy cô và các cô chú anh chị trong công ty và các bạn góp ý để kiến thức của chúng em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Phú Giang(2007): Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh,NXB Tài chính, trường ĐH Thương Mại.

[2] Võ Văn Nhị(2002): Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

[3] Nguyễn Xuân Thuỷ(2005): Kỹ thuật ra quyết định quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội.

[4] Nguyễn Xuân Thuỷ(1997): Phân tích định lượng trong quản trị, NXB ĐH Mở bán công TP HCM, TP HCM

[5] Trương Đoàn Thể(2007): Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội

[6] Đoàn Xuân Tiên: Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Học viện tài chính, năm 2007

[7] Bùi Văn Trường: Kế Toán Quản Trị, nhà sách số 1 Đào Duy Từ, Tp HCM, 1993

PHỤ LỤC

Biểu 3.11 Hàm chi phí sản xuất của sản phẩm bộ đồng phục xuân hè: SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.796302009 R Square 0.63409689 Adjusted R Square 0.597506579 Standard Error 188.5201957 Observations 12 ANOVA df SS MS F Significance F

Regression 1 1,00046E+18 1E+18 7,33431 0,022001744

Residual 10 1,36408E+18 1,36E+17

Total 11 2,36454E+18

Coefficients

Standard

Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0%

Intercept 573.300.321 6723919.94 -4.525160426 0.001099561 -45408643.61 -15444989.23 -45408643.61 -15444989.23 X Variable 1 114.325 1155.097321 120.3195826 3.85801E-17 136407.1103 141554.5447 136407.1103 141554.5447

Biểu 3.10 Hàm chi phí sản xuất của sản phẩm bộ đồng phục thu đông: SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.907285665 R Square 0.823167278 Adjusted R Square 0.734750917 Standard Error 13883.35935 Observations 12 ANOVA df SS MS F Significance F

Regression 1 1.321E+18 1.321E+18 16190.28379 2.20597E-17 Residual 10 8.15924E+14 8.15924E+13

Total 11 1.32182E+18

Coefficients Standard

Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95%

Lower

95.0% Upper 95.0%

Intercept 125.781.450 8117575.187 -5.401440508 0.000300805 -61933684.02 -25759514.9 -61933684 -25759514.86 X Variable 1 286.497 2789.024686 127.241046 2.20597E-17 348664.0843 361092.753 348664.0843 361092.7527

Biểu 3.12 Hàm chi phí sản xuất của sản phẩm Áo Jacket: SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.975066936 R Square 0.95075553 Adjusted R Square 0.945831083 Standard Error 357320888.8 Observations 12 ANOVA df SS MS F Significance F

Regression 1 2.46506E+19 2.4651E+19 193.068487 7.2777E-08

Residual 10 1.27678E+18 1.2768E+17

Total 1 2.46506E+19 2.4651E+19 193.068487 7.2777E-08

Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% 95.0%Lower Upper 95.0%

Intercept 67.551.288 322166772.2 0.08413948 0.93460611 -690725354 744939243.9 -690725354 744939243.9 X Variable 1 127.893 9190.670358 13.8949087 7.2777E-08 107225.436 148181.6149 107225.436 148181.6149

Một phần của tài liệu phân tích vcp trong quản trị kinh doanh.doc (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w