PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA.doc (Trang 72 - 76)

III. Phân theo giới tính

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc kinh doanh là một điều vô cùng khó khăn và phức tạp, xong qua tìm hiểu và nghiên cứu ta thấy sản xuất kinh doanh các loại phần mềm còn phức tạp hơn nhiều đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có trình độ, khả năng và bản lĩnh và khả năng làm chủ hoạt động của mình. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố thuận lợi luôn là mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp, nó là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề để phát triển doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì việc tạo ra lợi nhuận là yếu tố cơ bản nhất lâu dài nhất.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hết sức cấn thiết. Chỉ thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mới thấy được kết quả cuối cùng mà công ty đã đạt được sau một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, những khả năng mà doanh nghiệp chưa khai thác hết cũng như những hạn chế. Đồng thời cũng tìm ra những thiếu sót, tìm ra nguồn gốc phát sinh cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó có những biện pháp khắc phục để không ngừng nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.

Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vận dụng vào nghiên cứu tại công ty cổ phần Misa. Đó là phân tích tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục yếu kém cũng như giải pháp về sản phẩm, thị trường tiêu thụ…

Qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Misa trong những năm qua cho thấy: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự biến động. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 là 10,447,36 tăng 6,03% so với năm 2006, năm 2008 là 10,051,66 giảm 3,79% so với năm 2007 Xét bình quân trong 3 năm tốc độ bình quân của lợi nhuận tăng 1.12%. Điều này cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty biến động không đều qua các năm, đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Với những kết quả đạt được trong những năm qua trong những năm tới công ty cần phát huy thế mạnh và có kế hoạch sản xuất kinh doanh thật

hơp lý để có được kết quả tốt nhất

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với nhà nước

Khuyến khích, ưu đãi tối đa, tập trung nguồn lực, tạo mọi thuận lợi cho đầu tư, phát triển để ngành công nghiệp này trở thành ngành kinh tế trọng điểm;

Phát triển nhân lực CNPM cả về số lượng và chất lượng theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa nguồn lực cho nhiệm vụ này; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu phát triển công nghệ và sản xuất;

Chú trọng phát triển, tập trung vào gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài đồng thời mở rộng thị trường trong nước; coi trọng một số phần mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả KT-XH cao, thay thế phần mềm nhập khẩu đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT.

Trên quan điểm này cần thực hiện

Nâng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lên từ 35% đến 40% để năm 2010 đạt tổng doanh thu 800 triệu USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu phải đạt 40%;

Đưa tổng số nhân lực phần mềm, dịch vụ phần mềm lên từ 55 nghìn đến 60 nghìn người với năng suất lao động bình quân 15.000USD/ngưới/năm;.

Ít nhất phải có 10 doanh nghiệp phần mềm trên 1.000 lao động; 200 doanh nghiệp trên 100 người; vươn lên đứng vào nhóm 15 nước hấp dẫn nhất thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm;

Giảm tỷ lệ vi phạm quyền SHTT lĩnh vực CNPM xuống bằng mức trung bình khu vực.

Từ mục tiêu cần đạt, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNPM, đặc biệt là đẩy mạnh gia

công xuất khẩu. Những biện pháp đề ra được thực hiện với những nỗ lực nhằm:

Hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng đất, hỗ trợ và tăng cường đầu tư cho CNPM;

Phát triển nguồn nhân lực; tăng cường cả về số lượng và chất lượng đào tạo. Khuyến khích thành lập đại học CNTTgắn kết với doanh nghiệp; Đẩy mạnh đào tạo phi chính quy và mở rộng đào tạo bằng tiếng Anh, tiếng Nhật;

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu phần mềm Việt Nam cả ở trong nước và trên thế giới;

Hỗ trợ và nâng cao năng lực Outsourcing cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi để thực hiện quy trình quản lý sản xuất phần mềm quốc tế (CMMI), chuyển giao công nghệ, thiết lập và phát triển những liên kết ngành;

Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận tiện đồng thời với thực thi bảo vệ quyền SHTT, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư;

Sau cùng là tăng cường hạ tầng truyền thông, Internet; nâng cao chất lượng, giảm giá cước; ưu đãi kết nối đường truyền đặc biệt đối với các khu phần mềm tập trung.

Sự phát triển mạnh mẽ và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế của CNPM nước ta đã khẳng định tính đúng đắn trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm phát triển ngành công nghiệp này. Viết Nam có thế mạnh và những cơ hội để phát triển CNPM, đặc biệt là trong lĩnh vực gia công và làm dịch vụ IT. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và vai trò tích cực của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam -VINASA; với vị trí của mình; sự vươn lên, chủ động, mạnh dạn trong đầu tư hoàn thiện quy trình, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh của từng doanh nghiệp sẽ là động lực quan trọng đẻ thúc đẩy phát triển toàn ngành.

- Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong những năm tới cho thật sự phù hợp để có thể bảo toàn nguồn vốn và tăng nộp ngân sách cho nhà nước.

- Cần chú trọng hơn nữa đến chiến lược marketing, tiếp tục mở rộng thị trường và đa dạng hoá nhiều loại sản phẩm về công nghệ thông tin

- Tăng cường hơn nữa việc giám sát sử dụng nguồn vốn và quả lý tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh để có kế hoạch sử dụng cho hợp lý.

- Không ngừng bổ sung sắp xếp lại đội ngũ lao động cho thật hợp lý và khoa học, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Tăng cường liên minh với các doanh nghiệp đồng nghành để hỗ trợ nhau cùng phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA.doc (Trang 72 - 76)