MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý dự án - P1 (Trang 41 - 44)

DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Mục tiêu

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm mục tiêu đua dự án vào khai thác sử dụng đạt chất lượng, tiến độ, chi phí phù hợp, an toàn và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này cần phải quản lý dự án ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng công trình để:

a. Trình người quyết định đầu tư xem xét việc đầu tư vào dự án có hiệu quả hay không đồng thời xem xét các yếu tố có liên quan trực tiếp đến dự án có đảm bảo tính khả thi hay không về các mặt như sự phù hợp với quy hoạch, khả năng giải phóng mặt bằng quy hoạch, các yếu tố về khả năng huy động vốn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng.

b. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét dự án có đáp ứng được các yêu cầu về quy hoạch, về sự kết nối vơí các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án, việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và những nội dung khác có liên quan có ảnh hưởng tới cộng đồng.

1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư, việc quản lý dự án nhằm:

a. Đưa dự án vào sử dụng đúng tiến đọ đã được phê duyệt.

b. Quản lý việc thực hiện các công việc, các hạng mục, các công trình của dự án dảm bảo chất lượng theo thiết kế được duyệt, theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

c. Quản lý chi phí theo đúng dự án được duyệt, thiết kế được duyệt, định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định có liên quan để đạt được giá thành hợp lý.

d. Quản lý cac hoạt động trong quá trình triển khai dự án để hạn chế tới mức tối thiểu các rủi ro về an toàn lao động, an toàn công trình, đảm bảo vệ sinh, môi trường và các vấn đề khác.

2. Yêu cầu

2.1. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, công tác quản lý dự án phải thực hiện các yêu cầu sau: hiện các yêu cầu sau:

a. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ sự cần thiết phải đầu tư và xây dựng hiệu quả đầu tư xây dựng công trình về

b. Đối với dự án nhóm A không có trong quy hoạch nghành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý nghành để xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ xung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Vị trí, quy mô xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa có quy hoạch xây dựng thì phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

2.2. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây,chủ đầu tư không bắt buộc phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để người quyết định đầu tư phê duyệt:

a. Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo.

b. Các công trình xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng không tính tiền sử dụng đất; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

2.3. Yêu cầu ban quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực và kinh nghiệm quản lý dự án; các chủ thể tư vấn thiết kế, giám sát và nhà thầu thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định .

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý dự án - P1 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(182 trang)