tư xây dựng.
3.1. Hình thức đầu tư, các hình thức đầu tư trực tiếp liên quan đến dự án đầu tư xây dựng bao gồm:
a. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (hợp đồng BOT): hợp đồng BOT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước việt Nam.
b. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (hợp đồng BTO ):
Hợp đồng BTO là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong 1 thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
c. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT): Hợp đồng BT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho Nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
3.2. Đăng ký đầu tư
a. Đối với Dự án đầu tư trong nước có quy mô đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì Nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện là lĩnh vực chỉ được thực hiện đầu tư với các điều kiện cụ thể do Pháp luật quy định.
b. Đối với Dự án đầu tư trong nước có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì Nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp giấp chứng nhận đầu tư thì cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp giấp chứng nhận đầu tư.
Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm: Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có). Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
c. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì Nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
Văn bản về tư cách pháp lý của nhà đầu tư; mục tiêu, quy mô, địa điểm dự án; Vốn đầu tư và tiến độ thực hiện dự án; nhu cần sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
3.3. Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
a. Thời điểm thực hiện thủ tục thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư được tiến hành trước khi thực hiện dự án đầu tư.
b. Đối tượng và nội dung thẩm tra.
- Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nội dung thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm xem xát sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng-kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài liệu khác; Nhu cầu sử dụng đất, tiến đọ thực hiện dự án và giải pháp về mô trường.
- Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì cũng phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Riêng nội dung thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư có những yêu cầu khác so với quy định trên, phù hợp với từng loại dự theo quy định các Bộ, nghành liên quancos trách nhiệm thẩm tra khả năng đáp ứng các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng đối với Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có Điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư và phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/ NĐ-CP ban hành ngày 22/9/2006 quy định chi
3.4. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư
a. Theo quy định hiện hành về đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư các Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư thuộc một số lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm như xây dựng và kinh doanh cảng hàng không, xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia, thăm dò chế biến dầu khí; xây dựng kết cấu hạ tầng đườn sắt, đường bộ, đường thủy nội địa... Riêng đối với các dự án đầu tư nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thư tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không cần phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
b. UBND cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế bao gồm cả các dự án đã được thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với các địa phương chưa thành lập được Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh.