Quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý dự án - P1 (Trang 49 - 51)

VII. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2. Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng

2.5. Quản lý rủi ro

Trong quá trình thực hiện dự án cần quản lý tôt các rủi ro có thể xảy ra:

a. Sau khi tiến hành phân tích độ nhạy, bước tiếp theo là đánh giá các rủi ro dự án và xem xét các biện pháp để làm giảm đến mức tối thiểu các rủi ro nay. Không thể và không cần thiết phải xác định và xem xét tỉ mỉ tất cả các rủi ro có thể xảy ra và liên quan đến dự án. Tuy nhiên, các rủi ro có các hậu quả kinh tế lớn cần phải được xác định bằng cách sử dụng kết quả phân tích độ nhạy.

b. Cần dặc biệt chú ý đến các nhân tố hoặc sự kiện có thể có tác động nghiêm trọng đến quá trình thực hiện dự án hoặc làm giảm đáng kể tính khả thi kinh tế của dự án. Trong tình huống này, cả trường hợp cơ bản EIRR và các chỉ số độ nhạy đều là thích hợp. Một dố loại rủi ro có thể hay xảy ra đối với một số dự án, trong khi đối với một số dự án khác thì it hơn. Ví dụ, một dự án nông nghiệp hướng về khuyến khích xuất khẩu chịu rủi ro nhiều hơn khi giá cả biến động so với dự án hướng vào tiêu dùng trong nước. Nếu phân tích đọ nhạy cho thấy mức độ rủi ro cao và ró ràng, thì trong báo cáo thẩm định cần giải thích rõ các biện pháp cần thiết nhằm làm giảm đến mức tối thiểu rủi ro.

c. Rủi ro sẽ lớn hơn trong trường hợp có dự án có tỷ xuất EIRR chỉ lớn hơn tí chút so với chi phí cơ hộn vốn. Điều này càng dể xảy ra, nếu các biến số chủ yếu rất nhạy cảm với các biến động tiêu cực vì thậm chí chỉ một thay đổi rất nhỏ trong một biến số có thể làm cho dự án trở nên không khả thi. Thậm chí nến phần lớn các biến số không nhạy cảm với các thay đơi nào đó, thì một sự phối hợp các thay đổi như vậy có thể có tác động tiêu cực đến tính khả thi kinh tế của dự án. Trong các trường hợp như vậy cần trình bày tỉ mỉ về các rủi ro sẽ gặp phải và về các biện pháp để làm giảm các rủi ro, và giải thích đầy đủ về hành động sửa chữa sắp thực hiện.

d. Đối với các dự án có rủi ro cao, bên cạnh phân tích đọ nhạy, cần bổ xung phân tích xác xuất các giá trị có thể có các biến số, bởi vì làm như vậy sẽ dịnh lượng được các hậu quả có thể xảy ra. Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích xác xuất rủi ro, sẽ phải làm rất nhiều việc, nên phương pháp này chỉ được tiến hành đối với các dự án có mức rủi ro cao và đối với các dự án lớn mà việc tính toán sai có thể dẫn đến mất mát lớn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý dự án - P1 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(182 trang)