SỰ BẤT HÒA VÀ SỬA CHỮA BẤT HÒA XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học (Trang 34 - 39)

C. George Boeree SỰ CÂN BẰNG

SỰ BẤT HÒA VÀ SỬA CHỮA BẤT HÒA XÃ HỘ

Chúng ta đang nói đến việc sửa chữa sự bất hòa, hầu như nó là vấn đề của sự thay đổi tinh tế hay thay đổi lớn của bản thân -- niềm tin, thái độ, cảm giác, hay bất kỳ điều gì. Bạn cũng có thể làm giảm sự bất hòa bằng cách thay đổi những điều "ở ngoài kia." Ví dụ, "Tôi là một người sạch sẽ; một người sạch sẽ phải giữ cho nhà sạch sẽ; nhà tôi giống như một cái chuồng lơn." Sự bất hòa có thể được sửa chữa bằng cách dọn nhà cho sạch sẽ.

Nhưng còn vấn đề này thì sao: " Tôi xứng đáng nhận được sự quan tâm từ bạn đời của mình; bạn đời của tôi không quan tâm đến tôi." Giả sử như bạn không thay đổi thái độ của mình, thì cần phải

thay đổi người bạn đời của bạn. Chúng ta có thể bỏ người bạn đời đó và thử tìm một người khác (và

người khác, và người khác nữa...). Hay chúng ta có thể lôi kéo người bạn đời hiện tại, làm cho họ

cảm thấy tội lỗi, quấy rầy họ, đánh họ, hay bất kỳ điều gì có tác dụng. Tôi gọi điều này là Sự Bất

Hòa Xã Hội[13] và sửa chữa sự bất hòa xã hội.

Eric Berne, chuyên gia tâm thần học xã hội đã thực hiện một nghiên cứu chi tiết về vấn đề này, Eric Berne cũng là người sáng tạo ra Phân Tích Giao Tiếp, và là tác giả của cuốn "Những trò chơi

mà con người chơi". Berne là người theo học thuyết của Freud, nên ông cũng sử dụng những thuật

ngữ mà Freud sử dụng. Berne giải thích chi tiết cái tôi bằng cách coi chúng có ba "trạng thái của cái

tôi" mà ba trạng thái này tương ứng với 3 sức mạnh mà nó phải giải quyết: Một mặt của cái tôi mà mặt này gần gũi với sự thật nhất đó là người lớn; mặt gần gũi với xung động bản năng nhất là đứa

trẻ; và mặt gẫn gũi nhất với cái siêu ngã là cha mẹ. Mặt mạnh của người lớn là lý trí; mặt mạnh của

đứa trẻ là sự vui chơi, mà điều này có thể trở thành sự từ bỏ chủ nghĩa khoái lạc; và mặt mạnh của

cha mẹ là đạo đức, điều này có thể trở thành việc lúc nào cũng tự cho mình là đúng. Berne minh họa cái tôi như sau:

Nếu chúng ta đặt hai cái tôi ở cạnh nhau, chúng ta sẽ có một biểu đồ đại diện cho các tương tác

xã hội, mà Berne gọi sự tương tác này là giao tiếp. Dưới đây là các giao tiếp bổ sung:

Chúng đại diện cho các giao tiếp như " Bọn trẻ không kinh khủng?" "Chúng thật khủng khiếp!" (a) "Chơi thôi!" "Ồ, Vui quá!", (b) và "George, đứng thẳng lên!" "Ừ, em yêu nhỏ bé của anh!" (c). Đôi khi chúng ta không đồng ý với các giao tiếp mà chúng ta thực hiện, trong trường hợp đó chúng

Library of Banking students

ngu ngốc của em đi!" Đây chắc chắn không phải là những giao tiếp vui vẻ, và chúng ta thường thấy

những giao tiếp này trong những mối quan hệ gặp trục trặc. Nhưng còn một loại giao tiếp nữa: Dưới

vỏ bọc của sự giao tiếp bổ sung thường xuyên, chúng ta có thể có giao tiếp kín đáo đồng thời.

Một chàng cao bồi ở một nông trại nói với một vị khách thăm quan nữ "Lại đây, tôi sẽ dẫn cô đi

xem chuồng ngựa." Cô gái nói "Cám ơn anh! Tôi rất thích những cái chuồng ngựa, tôi thích chúng

từ hồi tôi còn là một cô bé!" Mặc dù ta nhận thấy rằng họ cùng có một sở thích kỳ lạ là những cái

chuồng ngựa, nhưng họ lại có vẻ đang tán tỉnh nhau nhiều hơn. Dưới vỏ bọc của người lớn-người

lớn, họ đang chơi trò trẻ con-trẻ con. Theo thuật ngữ của Berne thì họ đang chơi một trò chơi.

Berne và các sinh viên của ông đã theo dõi hàng trăm trò chơi. Tôi sẽ cho các bạn xem, dưới đây

là một vài kịch bản có liên quan đến việc trốn tránh trách nhiệm, một chủ đề rất phổ biến của các trò

chơi:

"Hãy Xem Điều Mà Anh/Cô Khiến Tôi Phải Làm"

Ông bà White đang có màn dạo đầu trước khi quan hệ. Khi đã nóng lên đôi chút, bà White đột

nhiên nói "Em hy vọng là bé Johnny đã ngủ." Ông White mất bình tĩnh vì chuyện đó và hét lên "Cô

đã làm rồi đó! Cô đã phá hỏng cảm xúc của tôi! Bây giờ tôi cũng ngủ đây!"

Berne nói, thực sự đây là một trò chơi nhỏ mà ông bà White chơi thường xuyên. Bằng việc chơi

trò chơi này, bà White muốn tránh quan hệ tình dục với ông, người mà bà không bao giờ cảm thấy

thoải mái khi quan hệ cả, còn ông White thì tránh cảm giác thất bại bẽ bàng mà ông thường phải trải

nghiệm, trong khi chẳng ai trong hai người phải thừa nhận sự dè dặt của mình.

Chính tôi/cái tôi, tôi đang viết những tác phẩm lớn trừ việc tôi không bao giờ có đủ thời gian, và liên tục bị gián đoạn... Thật tuyệt khi bạn tin tưởng vào khả năng của chính bản thân và đổ lỗi cho

sự thiếu thành công của mình là do có sự can thiệp của những người/những điều khác.[14]

"Nếu Không Phải Vì Anh "

Một người phụ nữ than phiền về cuộc sống không niềm vui, phải h sinh bản thân làm một người

nội trợ. "Nếu không phải vì anh" -- cô nói với người chồng độc đoán, phong kiến của mình -- "Em

đã có thể đến trường và làm điều gì mình muốn."

Trên thực tế, cô đã vượt qua nhiều rắc rối để tìm và lấy được anh chàng này, anh chàng giúp cô không phải đối mặt với những thứ mà cô cảm thấy sợ nhất: phải đến trường, và đối mặt với thế giới

kinh doanh. Tất nhiên, anh ta cũng chơi một trò chơi nhỏ của riêng mình: bằng việc đóng vai một

"anh chàng không tốt," anh ta cũng nhận được cái mà anh ta muốn. Các trò chơi thường là các hợp đồng xã hội nhỏ được thỏa thuận giữa những người chơi. Cả hai lôi kéo lẫn nhau vào việc duy trì trạng thái tù đày trong khi lảng tránh sự bất hòa (lo lắng, tội lỗi) liên quan đến việc chịu trách

nhiệm. Việc đóng vai dễ dàng hơn so với việc đối mặt với những thử thách của cuộc sống.

Thêm Sự Bất Hòa Và Sửa Chữa Sự Bất Hòa Xã Hội

Nhà xã hội học Erving Goffman đặt tất cả sự bất hòa và việc sửa chữa sự bất hòa bên ngoài con

người và đặt vào trong sự tương tác xã hội. Ông coi con người như những diễn viên đóng những vai

nhất định trong một vở diễn. Sự so sánh ẩn dụ này là cơ sở của hướng tiếp cận kịch nghệ đối với

Ví dụ, trong một cuộc gặp gỡ xã hội, nên giữ thể diện cho nhau. Ví dụ nếu John xúc phạm Mary,

thì cả nhóm sẽ cảm thấy việc bị mất mặt của cô ấy như là điều gì đó giống với sự bất hòa. Mary hay

ai đó trong nhóm sẽ hỏi John: "Anh đã nói cái gì?" "Anh không có ý như vậy, phải không?" "Và còn gia đình anh thì sao?", v.v… Nếu John vẫn muốn tiếp tục ở trong nhóm, anh ta sẽ phải sửa đổi

("sửa chữa sự bất hòa"): " Các cậu biết đấy, tớ chỉ đùa thôi!" "Ah Mary, cậu đúng là một người dễ

mến!" "Trời ơi, tôi đúng là một kẻ ngớ ngẩn!" hay chỉ cần nói "Tôi xin lỗi!" Mary (hy vọng rằng)

chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ cho anh ta, John (hy vọng rằng) sẽ cám ơn Mary và mọi chuyện lại

tiếp tục. Kiểu mẫu này -- xúc phạm, chất vấn, sửa chữa, chấp nhận, cảm ơn-- khá thực tế: Hãy cố

gắng đừng chơi trò chơi kiểu như thế này.

Tất nhiên cũng có rất nhiều biến thể: người phạm lỗi có thể tự "chất vấn" bản thân; việc sửa chữa

có thể được nhắc lại; người khác thực hiện việc sửa chữa, thậm chí đó là người bị xúc phạm; nhưng

nếu không có sự sửa chữa nào được thực hiện thì nhóm sẽ tan rã hoặc người phạm lỗi (hay làm tổn thương) sẽ bị đuổi ra khỏi nhóm.

Tuy nhiên, các quy tắc cũng có thể được lạm dụng. Ví dụ, vấn đề không phải ai là người xúc

phạm -- mà vấn đề là hành động đó cần được sửa chữa. Bởi vậy, bạn có thể tự xúc phạm bản thân!

Một người thực sự xấu xí nói "Tôi rất xấu xí!" và mọi người nói "Không!" "Sắc đẹp nằm trong con

mắt của kẻ đang yêu," và "Tính cách của bạn thật tốt!" Hay một người thực sự ngớ ngẩn nói "Tôi

rất ngu dốt" và mọi người đáp lại rằng " Không! bàn tay cậu thật khéo léo," và "Không phải lúc nào chúng ta cũng dùng tới chỉ số thông minh đâu!" Họ cần phải giữ thể diện cho người đó và cho nhau.

Điều đáng sợ hơn là việc làm mất mặt mang tính công kích chẳng hạn như moi móc: Những người có quyền thường xúc phạm đến người khác mà không bị trừng phạt -- họ có đủ khả năng.

Những người có học thức thường xuyên làm việc này bằng cách cố gắng ám chỉ rằng những sở

thích của họ là hoàn hảo, chẳng hạn "Tối qua bạn có xem chương trình hòa nhạc trên PBS không?" "Không, tôi không có ti vi."[15]

Chúng ta có thể đi một bước xa hơn và kết hợp cả hai phương pháp nói trên: Một người phụ nữ

hấp dẫn, thon thả nói với những người bạn mập mạp của mình "Dạo này mình đang tăng cân! Mình khó có thể mặc vừa những đồ cỡ số 5 của mình nữa!" Và người thông minh nhất lớp (cũng là người

mập) có thể đáp lại "Đúng, mình chỉ vừa cỡ 35 kg thôi!" Thật thông minh: họ làm mất mặt bạn bằng

cách "làm mất mặt" bản thân họ, do đó bạn không thể làm gì họ được. Nghe hơi giống một trò chơi,

phải vậy không?

[1] Self-defence

[2] Inadequate justification

[3] Sour grape

[4] Thí nghiệm này có liên hệ quan trọng trong việc giáo dục con cái. Nghiêm cấm quá quyết liệt đôi khi sẽ là việc hại chúng, vì khi chúng có cơ hội, chúng sẽ lập tức thi hành những điều chúng

muốn.

[5] Forbidden fruit

Library of Banking students

[10] TQ hiệu đính: điều này có liên quan gì đến những vấn đề như: một người có nhiều bạn trước

khi lập gia đình thì có cuộc hôn nhân vui vẻ hơn; quen biết nhau lâu dài hơn, thì sẽ ít có thất vọng

sau khi thành vợ chồng.

[11] Neoroticism

[12] Denial

[13] Social dissonance

[14] TQ hiệu đính: có thể liên tưởng chuyện làm tình này với chuyện khác tế nhị hơn, như khi

một cô nói "em bận, không thể đi xem phim với anh chiều nay!", cậu bạn trai liền đồng ý "thôi thì

khi khác nha". Như vậy cậu ta chiều bạn gái, hay câu ta đang lo lắng không biết kiếm đâu ra tiền để đi xem phim, và đây là cơ hội tốt để khỏi đi xem phim? Còn cô bạn gái, thật sự cô ta bận hay cô ta đang có những hoài nghi về quan hệ tình cảm của 2 đứa?

[15] TQ hiệu đính: một ví dụ cụ thể hơn cho người Việt ở VN là, "bạn có lên mạng đọc tin tức

gốc bằng tiếng Anh không?" "Không, tôi không biết tiếng Anh". Người biết tiếng Anh, gián tiếp hạ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)