C. George Boeree SỰ TUÂN THỦ PHÒNG VỆ [1]
Library of Banking studentshướng ở yên tại chỗ; còn những người nghĩ rằng chỉ có một mình họ và nạn nhân ở trong cùng tòa
nhà có xu hướng cố gắng tìm sự trợ giúp.
Trong một nghiên cứu khác của Bickman, lại sử dụng hệ thống liên lạc một lần nữa, 1/3 người trong đối tượng thử nghiệm nghe thấy tiếng la hét, 1/3 người khác nghe thấy tiếng la hét tiếp sau
giọng nói của người chứng kiến đang lo lắng, và 1/3 người cuối cùng nghe thấy tiếng la hét và
người chứng kiến nói đây là tình huống khẩn cấp. Nhóm đầu tiên ít có xu hướng ít muốn giúp đỡ
nhất, còn nhóm cuối cùng có xu hướng muốn giúp đỡ nhiều nhất.
Chính xác là bởi tính chất nhân tạo của họ, những nghiên cứu trên được đưa ra nhằm nhấn mạnh
rằng những việc như tính trách nhiệm của sự truyền tin và định nghĩa lại tình huống thực ra là "nằm trong đầu người ngoài cuộc." Do vậy, chúng ta có thể trực tiếp chống lại những xu hướng này hơn
bằng cách xây dựng những thói quen cụ thể nào đó. Giả sử như tinh thần trách nhiệm cá nhân (trừ
khi có ai đó chuyên nghiệp hơn xuất hiện một cách rõ ràng), và giả sử đó là tình huống khẩn cấp (cho đến khi bạn biết rõ sự thật).
Cũng có một giải pháp cho vấn đề của sự sợ hãi đồng cảm: Xây dựng khả năng xử lý trường
hợp khẩn cấp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người có kiến thức trong việc cấp cứu các trường hợp khẩn cấp có xu hướng muốn giúp đỡ nhiều hơn, thậm chí họ muốn cấp cứu cho cả
những trường hợp mà họ không được đào tạo. Như những chuyên gia, họ không đánh mất khả năng
xử lý trong những tình huống khẩn cấp của mình.
Một lần nữa, hiệu quả của sự khai sáng hay sự tiên tri tự chuốc lấy thất bại[18] lại đóng vai trò trong bạn: Chỉ biết rằng chúng ta có xu hướng không giúp đỡ sẽ khiến khả năng giúp đỡ của bạn cao hơn. Nó có thể làm hỏng những thực nghiệm tâm lý xã hội tương lai, nhưng lại có thể cứu tương lai của Kitty Genoveses.
SỰ BẤT TUÂN THỦ[19]
Nếu tuân thủ nói theo nghĩa đen là tình trạng bình thường thì bất thuân thủ, dù tốt hay xấu, là sự
không bình thường hay lầm đường lạc lối. Nhưng bạn có thể bất thường theo nhiều cách khác nhau:
Chứng bệnh tinh thần
Khi ai đó hành động một cách lạ lùng thì một trong những cách dễ dàng nhất là gán cho họ cái
mác của một người bị bệnh tâm thần. Thật đáng buồn, có rất nhiều người bị dán cái mác này chỉ bởi
vì họ cáu giận, làm phiền hay gây rắc rối cho người khác, đặc biệt khi những người khác đó là những người có quyền lực còn những người bị dán mác đó thì không. Họ không làm những việc mà
người ta cho rằng họ phải làm, bởi vậy chúng ta tống khứ họ đi chữa bệnh hay đến một các tổ chức. Nói như vậy không có nghĩa là không có cái gì được gọi là chứng bệnh tinh thần cả. Mà "đúng"
là những chứng bệnh tinh thần thường mang nghĩa rộng là những cư xử, kinh nghiệm, suy nghĩ, hay
cảm xúc thực sự gây rắc rối hay hoàn toàn không thể kiểm soát được. Những người lập dị, một người bất đồng về chính trị hay một tội phạm có thể chọn làm những điều mà họ muốn. Một người
bị bệnh tâm thần không được hoàn toàn tự do lựa chọn, do đó anh ta không phải chịu trách nhiệm
hoàn toàn.
Những vấn đề rất có khả năng liên quan đến chứng bệnh tinh thần là (1) các yếu tố di truyền trội
(chẳng hạn như bệnh tâm thần phân liệt được cho là có khả năng di truyền), (2) hệ thống thần kinh
bị tổn hại, (3) các chấn thương tâm lý, (4) điều kiện lâu dài, hay (5) nghiện.
Điều này không khiến cho việc phân biệt chứng bệnh tinh thần với các dạng khác của sự bất
tuân thủ trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, chúng ta còn lâu mới tạo lập được các phương pháp rõ ràng để
phân biệt đâu là nguyên nhân sinh học còn đâu là nguyên nhân tâm lý. Nhiều người tin rằng những
tên tội phạm hành động như vậy là do những rối loạn ban đầu và do các điều kiện xã hội. Ở liên bang Xô Viết cũ, những người có quan điểm chính trị bất đồng được coi là kẻ mất trí, vì những quan điểm chính trị, hay ít ra là một phần các quan điểm chính trị đã được hình thành dựa trên
những hoàn cảnh điều kiện lâu dài. Hơn nữa, bản thân văn hóa cũng là một vấn đề liên quan đến
hoàn cảnh, điều kiện lâu dài. Và những người có nguyên tắc -- Saint Francis là một ví dụ tiêu biểu
về kiểu người này, hay người sinh viên đứng trước những cái xe tăng trên quảng trường Thiên An Môn -- thường hành động theo cách mà hầu hết chúng ta coi là điên rồ.
Có một vấn đề mà tôi cần làm rõ là: Ở phần này, chúng ta đang nói về sự xa vời các chuẩn mực
chứ không phải trạng thái bình thường. Có nhiều điều không bình thường nhưng không được coi là lệch lạc (ví dụ như tóc đỏ), thậm chí còn được coi là có giá trị (vẻ đẹp, sự thông minh, sức mạnh....)
Sự phạm tội
Khi việc bất tuân thủ có liên quan đến những quy phạm đã được chính thức hóa chẳng hạn như
pháp luật thì chúng ta gọi nó là phạm tội. Phạm tội phải thường là do sự lựa chọn, nên nếu tội lỗi đó
có biểu hiện của sự thiếu năng lực tinh thần, không cố ý, do tai nạn hay hoàn cảnh thì những yếu tố
này ít nhất có thể làm giảm mức độ tội lỗi.
Một số kẻ phạm tội có thể được hiểu là do thiếu xã hội hóa. Lương tâm hay cái siêu ngã của
chúng không phát triển, có lẽ là bởi khi bé chúng không được quan tâm, bị lạm dụng, sống trong nghèo đói... Nó cũng có thể là bởi vì ngay từ đầu chúng đã thiếu khả năng cảm thông cơ bản mà một số người coi khả năng này là nền tảng của lương tâm.
Đôi khi những người này cũng được gọi là tâm thần xã hội (sociopath). Thuật ngữ cũ gọi là
người bệnh tâm thần (psychopath), nhưng ngày nay thuật ngữ này thường chỉ được dùng cho những trường hợp cực đoan nhất mà thôi. Những người này ít quan tâm đến các tình cảm của con người,
lại càng ít quan tâm đến luật pháp và các chuẩn mực xã hội. Tự cho mình là trung tâm, họ muốn cái
mà họ muốn khi họ muốn, và lấy cái họ muốn, họ cho rằng họ có đầy đủ những kỹ năng để làm vậy. Đôi khi chúng ta ca ngợi họ -- Billy, đứa trẻ, Bonny và Clyde.... là những người thực sự bất tuân
thủ. Nhưng nhìn chung chúng ta coi họ nằm ở biên giới gần với những người mắc bệnh tinh thần. Tương tự với những người này là những kẻ tội phạm, những kẻ có thể có lương tâm phát triển nhưng chúng lại có những yêu cầu đòi hỏi quá lớn. Ví dụ một kẻ nghiện ma túy ăn cắp để có tiền
thỏa mãn cơn nghiện của mình. Hay một người nào đó ăn cắp vì đói chẳng hạn.
Nhưng nhiều kẻ phạm tội thực sự không phải là những người bất tuân thủ mà chúng là những người tuân theo các chuẩn mực khác. Có thể nói rằng, chúng thuộc về tiểu văn hóa tội phạm. Nếu như bạn được nuôi dạy với niềm tin rằng ăn cắp trong nhiều tình huống là tốt trong khi đó nền văn
hóa chủ đạo lại coi rằng đó là tội phạm, hay bạn tin rằng giết ai đó để trả thù là một nghĩa vụ đạo đức chứ không phải là tội lỗi, thì chính sức mạnh tuân thủ của bạn ở đây là vấn đề. Những ví dụ có
thể đưa ra để minh họa cho loại này là tội phạm "gia đình", các băng đảng ở đô thị, và những nhóm
giống như nhóm "klan".
Ngoài ra còn có những người tự định nghĩa bản thân một cách tiêu cực, có nghĩa là định nghĩa
theo cách mà những người khác không làm. Đây cũng lại là chống lại sự tuân thủ, và nó có thể
chiếm phần lớn trong các hành vi cư xử mang tính phá hoại, chẳng hạn như những hành động phá
hoại ngu xuẩn những công trình. Một số nhóm biến hành động chống lại sự tuân thủ thành một phần
trong những chuẩn mực của chúng, do đó việc ném vỏ lon bia lên bãi cỏ nhà người khác, hay sơn
tên của bạn lên mọi nơi, hay đánh vào những tấm bia mộ đá trở thành những "việc đáng làm." Những vấn đề gây ra bởi những tiểu văn hóa tội phạm và những nhóm chống lại sự tuân thủ có
Library of Banking students
Người thể hiện đầy đủ tiềm năng
Một số người khác biệt là những người mắc chứng bệnh tinh thần hay kẻ tội phạm. Hầu hết
những người khác biệt chỉ là những người tuân theo các chuẩn mực khác -- có nghĩa rằng họ không
phải là "những người không tuân thủ". Nhưng có một số ít người lại thực sự độc lập với các sức ép
của sự tuân thủ và họ sử dụng sự tự do của mình để làm những việc tốt. Thuật ngữ phổ biến dùng để
chỉ những người này là những người thể hiện đầy đủ tiềm năng[20].
Abe Maslow tin rằng khi bạn không còn bị thúc ép bởi những nhu cầu vật chất, bởi sự sợ hãi, bởi những lo lắng xã hội, hay bởi những phức cảm tự ti của bạn thì bạn thực sự tự do làm những điều mình muốn -- bạn tự do "trở thành người mà bạn có thể.". Bạn là một người thể hiện đầy đủ
tiềm năng.
Maslow đã xem xét cuộc sống của một số người mà ông cảm thấy họ là những ví dụ tiêu biểu
cho những người thể hiện đầy đủ tiềm năng, bao gồm cả một số người nổi tiếng như Abraham Lincoln và Eleanor Roosevelt. Ông đã kết luận bằng việc đưa ra một danh sách những đặc điểm
chung của những người này. Tôi không có ý định liệt kê hết tất cả những đặc điểm đó ra ở đây mà chỉ xin nêu ra một số đặc điểm có ý nghĩa liên quan đến sự không tuân thủ.
Những người thể hiện đầy đủ tiềm năng đấu tranh cho (1) sự tự chủ và độc lập, và họ (2) chống
lại đồng hóa văn hóa, có nghĩa là những áp lực xã hội mà hầu hết chúng ta dường như không thể
chống lại. Họ không dễ bị gây ấn tượng bởi quyền lực và sự thịnh hành. Thay vào đó, họ dựa vào chính bản thân mình, vào những giá trị, lương tâm, lý lẽ và kinh nghiệm của chính họ.
Họ có (3) những giá trị dân chủ, có nghĩa là họ cởi mở và cảm thấy thoải mái với những khác
biệt về văn hóa hay những khác biệt cá nhân. Họ không chỉ khoan dung mà họ thực sự bị thu hút hướng tới những sự đa dạng, khác biệt. Và họ (4) chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân
mình chứ không như ai đó nói họ nên thế này, nên thế kia.
Những dấu hiệu tinh tế hơn của việc bất tuân thủ của họ là sự thiên vị của họ đối với (5) sự cởi
mở, không tính toán, cân nhắc trước, và (6) sự đơn giản hơn là sự giả vờ và không tự nhiên. Họ có
khả năng (7) ngộ được những điều mà người khác coi đó là việc đương nhiên, và khả năng (8) sáng
tạo cho phép họ ở trên những điều trần tục. Tuy nhiên, tất cả những điều này không có nghĩa là
chúng ta đang nói đến ai đó rất chói sáng, hay những người bất tuân thủ cực đoan: Tình yêu đối với
sự đơn giản của họ thường có nghĩa rằng họ có vẻ ngoài bình thường, và khả năng chấp nhận bản thân và người khác của họ có nghĩa là họ chấp nhận trật tự xã hội như nó vốn có.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì bất tuân thủ không phải là phẩm chất duy nhất của những người thể hiện đầy đủ tiềm năng. Họ cũng tận hưởng (9) những mối quan hệ thân mật nồng ấm với
một vài người bạn, và họ có khả năng tuyệt vời về (10) quan tâm xã hội. Trên thực tế, song song với
nhân tố bất tuân thủ trong nhân cách của họ là nhân tố thậm chí còn quan trọng hơn, đó là tình
thương, lòng trắc ẩn. [1] Defensive Conformity [2] the norms [3] social norms [4] conversion [5] compliance
[6] The difficulty or ambiguity of the task
[7] The relative perceived competence of the subject and the group
[9] TQ hiệu đính: điều này liên quan tới câu "thượng bất chính, hạ tất lọan". Khi chúng ta thấy
một người có địa vị làm sai điều gì, chúng ta có khuynh hướng làm sai theo. Và ngược lại, nếu
chúng ta thấy người vô công rỗi nghề làm sai điều gì, thì chưa chắc chúng ta làm theo.
[10] Group cohesiveness
[11] TQ hiệu đính: hiểu biết điều này rất là quan trọng trong việc thiết lập 1 cơ quan hay chính
thể. Người cùng nhóm không thích làm kẻ "ngọai cuộc". Nghĩa là, họ không thích chỉ trích nhau.
[12] Group composition [13] Group size [14] Group unanimity [15] Obedience [16] Non-involvement [17] Diffusion of responsibility [18] self-defeating prophecy [19] non-conformity [20] Self-actualizers
Library of Banking students