C. George Boeree
Library of Banking studentsdo đối với người thông minh, bạn nên đưa ra cả hai quan điểm Còn nếu họ ủng hộ bạn rồi, bạn chỉ
NHÂN TỐ TÌNH HUỐNG
Với việc thảo luận về hình ảnh trong quảng cáo, chúng ta đã tiến gần đến việc nói về "nhân tố
tình huống." Những sự liên tưởng trong quảng cáo vẫn chứa đựng thông điệp hay thông tin, nhưng
nó là một bước nhỏ để kết hợp thông điệp đó với "những điều tốt đẹp" được trình bày một cách trực
tiếp hơn. Bữa trưa với ba chai rượu máctin ở một nhà hàng tuyệt vời đã giúp nhiều người bán hàng lý giải rõ ràng thông điệp. Đây đúng là sự củng cố.
Còn những kỹ thuật khác: Sự xao nhãng[13] có thể giúp chính khách ghi điểm. Hãy thử thỉnh
cầu mục tiêu của bạn trong khi lái xe đi với tốc độ cao trên những con đường núi hay trong khi họ
Library of Banking students
Hay chúng ta có thể làm nhiều điều với tình huống. Ví dụ ấn tượng nhất là tẩy não. Có thể hiểu
rằng tẩy não không phải là một dạng thuyết phục thực sự phổ biến. Ngoài ra, thậm chí còn có một số kỹ thuật rất khó chịu như thẩm vấn và truyền giáo cũng được sử dụng làm ví dụ. Nhưng chúng ta
hãy dành thời gian để xem xét kỹ hơn vấn đề liên quan đến tẩy não. Đó là điều đáng làm. Nhìn bất
cứ đâu bạn cũng có thể thấy những phần nhỏ liên quan đến tẩy não.
Tẩy não
Bước đầu tiên là tấn công vào sự đồng nhất, được biết tới nhiều hơn dưới thuật ngữ "phá vỡ"
một con người hay "làm họ mềm ra." Có nhiều kỹ thuật khác nhau:
1. Làm giảm sức chịu đựng của cơ thể[14]. Khiến cho một người không ngủ được trong một
khoảng thời gian dài -- đó là một kỹ thuật rất mạnh, sử dụng trong các trại tù binh và trong sự
truyền bá hệ thống thờ cúng tôn giáo. Làm cho họ nóng bức, khó chịu, tù túng, vắt kiệt sức, ... 2. Môi trường dễ thay đổi[15]. Làm cho họ bối rối. Không bao giờ cho họ biết điều gì đang xảy
ra. Không cho họ thấy cửa sổ, đồng hồ, lịch. Không cho họ biết khi nào (hay liệu) bữa ăn tiếp theo
sẽ tới, hay không cho họ biết cơ hội được nghỉ ngơi hay ngủ tiếp theo. Những sinh viên Iran giữ
những con tin người Mỹ, họ thậm chí bắt những con tin đi ra trước khi đội xử bắn đến, con tin chỉ
nghe thấy tiếng hét "bắn," tiếng lách cách của súng trường hết đạn.
3. Đánh đổ lòng tự trọng[16]. Cho phép họ chỉ mặc những bộ quần áo nhục nhã (ví dụ những bộ
quần áo ngủ kẻ sọc như của người tù ngày xưa -- và áo choàng bệnh viện!), hay không mặc gì. Cạo đầu họ (chúng ta dùng tóc để phân biệt bản thân và cảm thấy tự trọng -- do đó mới có chuyện cạo đầu gái điếm Pháp đã ngủ với Nazis). Gán cho họ một con số hay tên của ai đó, hay một số tính ngữ
kinh tởm.
4. Tự phản bội[17]. Khiến một người tù "bán rẻ" bạn bè, người thân, kẻ đồng phạm... Tội lỗi
giống như một chiếc vòng ở mũi -- bạn có thể khiến ai đó cảm thấy tội lỗi ở bất kỳ đâu một khi tội
lỗi đã được xác lập.
Ví dụ, Tiến sĩ Vincent, một bác sĩ Tây ở Thượng Hải, một ngày nọ ông bị bắt bởi năm người đàn ông có vũ trang và bị đưa đến "trại cải tạo" (tức là nhà tù), ông ta đã ở đó ba năm rưỡi. (Xem
cuốn sách của J.C.C. Brown để có hình dung đầy đủ).
Đầu tiên ông bị dẫn tới xà lim số 8 trong 12 xà lim, trong buồng giam có 8 người tù khác. Những người này là những người có "nhiều tiến bộ" trong việc cải tạo, và họ sẵn sàng "giúp đỡ"
Vincent. Bị vây quanh bởi những người khác, Vincent bị "hành hạ" -- họ bắt ông phải thừa nhận
rằng chính phủ không bắt người vô tội, và .... Điều này kéo dài trong 10 giờ. Nó được gọi là "đấu
tố."[18]
Sau đó, ông ta bị đưa vào phòng thẩm vấn -- một căn phòng nhỏ có một cái bóng đèn, một chiếc
ghế cứng, một người thẩm vấn, một phiên dịch và thư ký. Người ta nói với ông ta rằng ông phạm
tội chống lại nhân dân, rằng họ biết tất cả điều đó và bây giờ là lúc ông phải thú nhận. Vincent đã chịu đựng sự chất vấn trong 10 tiếng.
Ông bị xích tay, bị trói và phải trở lại buồng giam cho những cuộc chiến tiếp theo. Ông không được phép ngủ, bắt buộc phải ăn bốc trong tư thế quỳ, và khi đi tiểu cũng cần phải có người giúp đỡ. Nói cách khác, ông ta bị tước bỏ toàn bộ phẩm giá.
Trong cuộc thẩm vấn tiếp theo, ông ta bịa ra lời thú tội. Tất nhiên nó bị bác bỏ. Sự thú tội cho dù có đúng thì nó cũng bị từ chối -- họ không cần lời thú tội! Sau đó họ gửi ông ta lại phòng giam cho những cuộc chiến tiếp theo.
Trong cuộc thẩm vấn thứ ba, ông ta kể lại mọi chi tiết trong cuộc đời mà ông ta có thể nhớ. Sau đó, họ ra lệnh cho ông ta kể lại những gì anh ta đã nói trong cuộc thẩm vấn với một trong những người bạn tù khi trở lại buồng giam.
Trong suốt tháng tiếp theo, sự thú tội được chắp nối lại với nhau. Trong suốt thời gian đó, ông ta
hoảng sợ vì đã "phản bội" lại các bạn tù, bạn bè và họ hàng -- bởi vậy bây giờ ông cảm thấy tội lỗi,
và nó chỉ còn là vấn đề liên quan đến việc hướng đến tội lỗi đó.
"Bước" tiếp theo được gọi là sự khoan dung hay cơ hội -- có nghĩa là củng cố thêm. Mọi việc sẽ
tốt đẹp hơn khi ông ta hợp tác với mọi người, và mọi việc sẽ xấu đi nếu ông ta không làm vậy.
Những người tù thường quay sang yêu người thẩm vấn mình, vì đơn giản cai tù là người tù nhân
thường nói chuyện, cai tù là người tháo dây trói ra, cai tù cho anh ta ăn, cai tù đưa cho anh ta điếu
thuốc lá...
Và "bước" tiếp theo là cải tạo: nhóm tội phạm ở trong cùng một phòng giam, "trưởng phòng"
đọc một bài báo hay một cuốn sách và mỗi một thành viên phải thảo luận bài báo đó rồi chỉ trích lẫn
nhau. Việc này được gọi là "học cách thể hiện bản thân từ quan điểm của người khác."
Khi các quan điểm của bạn dường như "không đúng," bạn được yêu cầu "nhìn vào trong bản
thân tìm ra căn nguyên của các xu hướng phản ứng của bạn." Nói cách khác, bạn không chỉ học để
tranh luận với những người tù khác, và bạn còn học cách tranh luận với chính bản thân mình. Ở đây
không có một sự bắt buộc bằng quyền lực nào cả. Mọi việc được thực hiện thông qua thảo luận. Nó
không khác mấy so với những dạng thức lành mạnh của phương pháp trị liệu nhóm.
Sự thẩm vấn lại được diễn ra một năm sau đó để sự "tinh chế." 14 tháng sau, một cuộc phỏng
vấn để xem xét lại các vấn đề. Và cuối cùng, ông đã ký nhận vào bản thú tội trước ống kính camera. Sau đấy, ông bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Đầu tiên, ông rất nhớ nhà tù và rất sợ chủ nghĩa tư
bản. Nhưng cuối cùng ông đã bình tĩnh lại. Hầu hết mọi người đều bình phục lại khi có được cơ hội. Nhưng cần chú ý rằng, phần đông các nạn nhân của việc tẩy não đều không có cơ hội. Họ vẫn sống ở đất nước của mình, ở đó việc tẩy não của họ được những người xung quanh họ cũng cố. Họ
không thể hồi phục.