SỰ KHÔNG DÍNH DÁNG[16]

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học (Trang 58 - 60)

C. George Boeree SỰ TUÂN THỦ PHÒNG VỆ [1]

SỰ KHÔNG DÍNH DÁNG[16]

Library of Banking students4 Đòan kết nhóm[10] Nếu nhóm này gồm những người bạn thì chúng ta tuân theo nhiều hơn.

SỰ KHÔNG DÍNH DÁNG[16]

Một lĩnh vực nghiên cứu nữa có quan hệ mật thiết với tuân thủ đó là sự không dính dáng. Nó

cũng được biết đến như nghiên cứu về sự can thiệp của người ngoài cuộc.

Một ví dụ được ưa thích về sự không dính dáng là ví dụ về vụ Kitty Genovese bị giết chết: Vào 3 giờ sáng, trong khoảng thời gian hơn 30 phút Kitty Genovese đã bị tấn công ba lần tại sân khu chung cư cô ấy ở. Đầu tiên kẻ sát nhân bóp cổ cô, sau đó bỏ đi, rồi quay lại hãm hiếp cô, sau đó hắn

lại bỏ đi, và cuối cùng hắn trở lại, giết chết cô. Toàn bộ bi kịch này được chứng kiến, tiếng kêu cứu

của cô được 38 người hàng xóm nghe thấy, không ai trong số bọn họ đến cứu cô hay ít ra là gọi điện cho cảnh sát.

Phản ứng kiểu như thế là là bình thường: "Đặc trưng cho thành phố New York;" "Có thể không

bao giờ xảy ra ở đây;" và "Điều đó sẽ khác nếu tôi có mặt ở đó." Các nhà tâm lý học Bibb Latane',

John Darley và các sinh viên của họ đã quyết định đặt những câu khẳng định trong ngoặc kép đó

vào một bài thử nghiệm.

Ở một trong những nghiên cứu của họ, một tình nguyện viên được yêu cầu đợi người thử

nghiệm ở trong phòng chờ. Trong cái phòng chờ đó đã có sẵn hai sinh viên khác, họ đang đọc tạp chí. Sau khi người tình nguyện viên đã ngồi xuống ghế, một ít khói sẽ được thổi vào trong phòng nhờ vết nứt ở trên tường gần chỗ tình nguyện viên đó ngồi. Những sinh viên khác (tất nhiên là những người đóng vai phụ, bù nhìn) không có phản ứng gì. Khói biến thành luồng; khói tràn ngập

trong phòng; và bạn thậm chí không còn nhìn thấy phía bên kia của phòng nữa. Trong tất cả những trường hợp đó, những người đóng vai phụ kia vẫn ngồi nguyên ở vị trí của họ, đọc tạp chí...và hầu

hết các tình nguyện viên đều làm vậy!

Trên thực tế, chỉ có 10% các sinh viên phản ứng trong vòng 6 phút. Thậm chí nếu họ sử dụng 3

sinh viên thực sự -- nghĩa là những sinh viên không phải được hướng dẫn là hãy ngồi yên -- chỉ có

12,5 % là có phản ứng. Khi có một mình 75% sinh viên có phản ứng trong vòng 6 phút.

Một thử nghiệm khác, được Bibb Latane và Judith Rodin thực hiện, thậm chí còn ấn tượng hơn.

Một người thử nghiệm là nữ yêu cầu tình nguyện viên điền vào một bảng câu hỏi, một sinh viên khác cũng (hình như) đang làm việc này, và đằng sau cái rèm là một phòng kho. Khi tình nguyện viên điền vào bảng mẫu, anh ta hay cô ta nghe thấy tiếng người thử nghiệm đang leo lên một chiếc

thang và có vẻ như đang vật lộn với những cái hộp rất nặng. Bỗng nhiên, cô ấy ngã: cái thang đổ kêu đánh xoảng một cái, toàn bộ thân thể cô đập mạnh xuống sàn bê tông, cô kêu lên "Lạy Chúa,

cái chân của tôi... Tôi… không thể cử động được!" Điều này cứ thế tiếp diễn ra khoảng một phút. Người sinh viên kia tiếp tục điền vào bảng câu hỏi. Có khoảng 80% tình nguyện viên tham gia vào thử nghiệm như vậy đã làm thế.

Khi chúng ta ở cùng với người nào đó mà người này không có phản ứng gì, thì chỉ có 20% trong số chúng ta có phản ứng lại với tình huống khẩn cấp mà thôi. Thậm chí ngay cả khi chúng ta ở một

còn lại, phải vậy không? Liệu có phải họ e sợ việc khó sử khiến họ thậm chí không thể đứng lên để

hỏi xem người thử nghiệm có làm sao không?

Ồ, có thể ở đây có điều gì đó còn khác hơn so với việc e ngại sẽ gặp sự khó xử -- mặc dù sự khó

xử có khả năng là một yếu tố. Đầu tiên, hầu hết mọi người dường như đều có trải nghiệm ở một

mức độ nào đấy về sự sợ hãi thấu cảm -- kết hợp của việc đồng nhất hóa nạn nhân với sự không

chắc chắn về điều phải làm khiến cho nhiều người trở nên tê liệt hay hoảng loạn.

Robert Baron đã thấy rằng, khi một nạn nhân bị đau và chủ thể cảm thấy rằng họ có thể làm

điều gì đó để làm giảm nỗi đau, thì khi nạn nhân càng bị đau, phản ứng của chủ thể sẽ càng nhanh.

Nhưng khi nạn nhân bị đau và chủ thể không biết mình sẽ phải làm gì, thì khi nạn nhân càng bị đau,

chủ thể phản ứng càng chậm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bởi vậy, nếu chúng ta cảm thấy hơi căng thẳng và không biết chắc mình sẽ phải làm gì, và ở đó

lại còn có mọi người khác nữa, chúng ta thường hy vọng rằng những người xung quanh sẽ là người

có phản ứng, do đó chúng ta không cần phải làm gì cả. Trên thực tế, càng có nhiều người xung

quanh, khả năng chúng ta có phản ứng càng ít đi. Điều này có vẻ đúng trong trường hợp của Kitty

Genovese: Khu tập thể của cô tạo thành hình chữ U xung quanh cái sân và cửa sổ của các nhà thì mở. Nhiều người trong số họ đơn giản đã cho rằng ai đó chắc chắn đã gọi điện cho cảnh sát rồi.

Nếu bạn nghĩ thế này thì nó có vẻ khá hợp lý: Nếu tôi ở đó có một mình, tôi có 100% trách nhiệm, và chắc chắn tôi phải giúp đỡ. Nếu tôi ở đó với một người khác nữa, tôi có 50% trách nhiệm,

và tôi có thể tung đồng xu để quyết định. Nhưng nếu tôi ở đó cùng 100 người khác, tôi chỉ có 1%

trách nhiệm, bởi vậy sẽ là quá táo bạo đối với tôi nếu như tôi cố gắng giúp đỡ (và tiềm năng sẽ bị

khó xử là lớn). Người ta gọi điều này là sự phân tán trách nhiệm[17].

Và ngoài ra còn có cả những lý do đơn thuần là ích kỷ để không giúp đỡ người khác: Một số người hàng xóm của Kitty Genovese đã thừa nhận rằng họ không muốn dính líu gì đến việc này -- cái giá phải trả cho việc dính líu đến nó là quá lớn. Nếu bạn chạy ra ngoài và giúp cô ấy, bản thân

bạn có thể bị thương hay bị giết (hay bị kiện, đó là điều thường xảy ra đối với những người can

thiệp vào những "tranh chấp dân sự"). Thậm chí nếu bạn gọi cảnh sát, bạn sẽ phải khai tường trình, phải thu xếp thời gian tham dự, phải ra làm chứng, và có thể sẽ bị kẻ phạm tội trả thù.

Bây giờ hầu hết chúng ta thích nghĩ rằng chúng ta là những người tốt, thậm chí ngay cả khi

chúng ta lạnh người đi vì sợ, hoảng loạn, hay đùn việc cho người khác làm, hay quan tâm đến bản

thân mình trước tiên. Bởi vậy chúng ta cần phải chắc chắn về việc biện minh cho những quyết định

của mình. Điều này được thực hiện một cách đơn giản nhất bằng cách bóp méo sự thật hay còn

được gọi là giải thích lại tình huống.

Ví dụ, trên đại lộ Số 5 ở thành phố New York, vào ban ngày, có một phụ nữ tên là Eleanor Bradley bị gãy chân khi đi mua sắm. Cô nằm đó, đau đớn trong vòng 40 phút trước khi có ai đó đến

giúp cô, trong khi đấy có hàng trăm người đi bộ qua cô! Rõ ràng rằng, mỗi người tự giải thích trường hợp của cô theo một cách: có người cho rằng không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra với cô

cả, có thể cô say rượu, cô ấy bị điên, cô ấy đang đóng phim, diễn một vai Candid Camera nào đó,

hay bất kỳ điều gì khác.

Điều này được củng cố hơn bởi tính trách nhiệm của việc truyền tin đã được đề cập ở trên: Nếu

Library of Banking studentshướng ở yên tại chỗ; còn những người nghĩ rằng chỉ có một mình họ và nạn nhân ở trong cùng tòa

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học (Trang 58 - 60)