SỰ LÔI CUỐN BỞI HỌC THỨC

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học (Trang 72 - 74)

C. George Boeree KIẾN THỨC

SỰ LÔI CUỐN BỞI HỌC THỨC

Rõ ràng, sự hấp dẫn có ảnh hưởng thay đổi mạnh mẽ nhất là sự quyến rũ -- xinh xắn, đẹp trai,

dễ thương và những thứ tương tự. Nếu bạn muốn mọi người thích bạn, bạn phải trông dễ coi!

(Trong một cuộc hẹn giữa hai người chưa từng quen biết, thì cái gì là yếu tố quan trọng nhất để có

cuộc hẹn hò thứ hai? Chắc bạn đã đoán được điều này.)

Tất nhiên, điều tạo ra sự hấp dẫn có thể do yếu tố di truyền. Nhưng cũng cần chú ý rằng sự hấp

dẫn có thể rất khác nhau ở những nền văn hoá khác nhau. Ví dụ, trong nền văn hoá của chúng ta

mảnh dẻ được cho là hấp dẫn. Tuy nhiên, trong văn hoá Hawaiian cổ, béo lại là hấp dẫn. Vài trăm năm trước đây, văn hóa Châu Âu cũng có quan điểm tương tự như vậy: Hãy nhìn bức tranh

Rembrandt khoả thân! Miễn là kích cỡ của bạn cho phép bạn tồn tại và sinh đẻ, tự nhiên cho phép

văn hoá quyết định sự thay đổi.

Hay hãy nhìn cách chúng ta trang điểm bản thân. Trong nền văn hoá của chúng ta, phụ nữ trang điểm khuôn mặt của họ. Ở một bộ tộc của nước Ethiopia, đàn ông mới là người trang điểm khuôn

mặt của họ. Đàn ông Celt cổ đại (tổ tiên của người Ailen) và Người da đỏ cách đây không lâu đã từng vẽ mặt khi chuẩn bị giao chiến. Người Maoris, người Ainu ở Nhật Bản, tất cả người Mỹ bản

địa ở Tây Bắc Thái Bình Dương cho rằng có hình xăm trên mặt là hấp dẫn, giống với quan niệm

ngày nay của nhiều thành viên của những nhóm văn hoá Mỹ nhất định. Ở một vài nền văn hoá, người ta sử dụng sẹo để trang điểm mặt và cơ thể.

Chúng ta đeo khuyên tai. Nhiều phụ nữ ở Ấn Độ (và một số ở đây) đeo khuyên ở mũi. Một số

bộ lạc ở Nam Mỹ kéo căng ráy tai của họ. Một số bộ lạc Châu Phi đeo nhiều nút ở môi. Những phụ

nữ giàu có Trung Quốc ở cuối thể kỷ nghĩ rằng bó chân là đẹp. Một trăm năm trước đây, chúng ta

cho rằng thắt đáy lưng ong và ngực to là hấp dẫn. Ngày nay, một số người thích xỏ lỗ khuyên ở rốn, đầu vú, lưỡi và thậm chí (ôi!) ở cả cơ quan sinh dục.

Chúng ta ăn mặc ra sao là vấn đề khác: Chúng ta không chấp nhận một người phụ nữ phô bày bộ ngực ở nơi công cộng; những nền văn hoá khác cho phép điều đó, nhưng không cho phép phô bày đùi; có nơi không cho phép hở mặt; nơi khác không cho phép phụ nữ để lộ mái tóc của mình.

Chúng ta không cho phép đàn ông phô bày dương vật ở nơi công cộng; vào cuối thời trung cổ đàn

ông đeo "đồ vật giả," nó bao quanh và làm nổi bật dương vật của nam giới; ở New Guinea, một vài bộ lạc đeo những vật hình nón dài ở ngoài dương vật. Ở Hy Lạp cổ đại, các vận động viên nam hoàn toàn trần truồng (đó là nghĩa của từ thể dục -- khoả thân!)

Và hơn nữa, sự hấp dẫn phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi người. Ví dụ, mọi người đều

tin rằng những đứa con của họ là xinh đẹp nhất! Nói cách khác, ít ra, kiến thức[2] là nguyên nhân quyết định những gì chúng ta coi là hấp dẫn.

Bất kể lý do của sự hấp dẫn là gì, thì ảnh hưởng của nó là rất mạnh mẽ. Khi nó có ở những người hấp dẫn, chúng ta có xu hướng bỏ qua sai lầm của họ, quên đi sự xúc phạm, và thậm chí gán

cho họ những phẩm chất tốt mà họ không chắc đã có -- tâm tính tốt, động cơ tốt, thông minh...

Snyder, Tanke, và Bersheid đã tiến hành một thử nghiệm cho thấy ảnh hưởng to lớn của sự hấp

dẫn: Người ta yêu cầu nam giới nói chuyện với phụ nữ qua điện thoại sau khi cho họ xem ảnh của

cô ta. Một nửa được cho xem những bức ảnh quyến rũ, một nửa được cho xem những bức ảnh

không quyến rũ. Nhóm người được cho xem những tấm hình hấp dẫn nghĩ cô ta có vẻ điềm đạm hơn, hóm hỉnh hơn, và ngọai giao giỏi hơn.

Cuộc nói chuyện được ghi lại và có nhiều người nghe độc lập không biết gì về tấm ảnh mà những người đàn ông đã xem, họ đánh giá những người đàn ông đã xem các bức ảnh hấp dẫn là

điềm đạm hơn, hóm hỉnh hơn và nói chuyện khéo hơn.

Và những người nghe độc lập này đánh giá những người phụ nữ nói chuyện với những người đàn ông được cho xem các bức ảnh hấp dẫn là điềm đạm hơn, hóm hỉnh hơn và nói chuyện khéo hơn -- mặc dù, cả người nghe và phụ nữ đều không biết bức ảnh mà người đàn ông đã xem là bức ảnh nào! Nói cách khác, nếu người khác nghĩ bạn dễ coi, bạn sẽ hành động xứng đáng với điều đó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và bạn nghĩ bản thân là một người tốt: lời tiên đoán cũ trở thành hiện thực. Và nếu người ta nghĩ

bạn xấu, bạn có thể trở nên gắt gọng, điều này chỉ xác nhận sự nghi ngờ của mọi người về những

ngọai hình xấu.

Điều kiện

Lý giải đơn giản nhất cho câu hỏi tại sao chúng ta thích người này hơn người khác là phản xạ có điều kiện: chúng ta thích những người khen thưởng, ca ngợi, thiên vị chúng ta; chúng ta thích

Library of Banking students

Giống như bất cứ thứ gì khác, ý nghĩa của việc chúng ta thiên vị hay ca ngợi phụ thuộc vào hoàn cảnh mà chúng được đưa ra. Ví dụ, mức độ bạn bị người khác thu hút khi người đó nói những điều tốt đẹp về bạn phụ thuộc vào một lô những thứ kinh khủng mà bạn đã quen thuộc. Elliot Aronson đưa điều này trở thành quan điểm trung tâm trong Lý Thuyết Được Mất[3] của ông:

"Giá trị phần thưởng tăng lên tạo nên sự thích thú nhiều hơn so với trường hợp giá trị phần thưởng không thay đổi, thậm chí nếu giá trị phần thưởng đó đã khá cao rồi. Và, tương tự như vậy,

giá trị phần thưởng giảm xuống sẽ tạo nên sự chán ghét nhiều hơn so với trường hợp giá trị phần thưởng thấp nhưng không thay đổi."

Vậy lời khen từ một người xa lạ có hiệu quả hơn lời khen của bạn đời, người khen bạn suốt cả năm. Hay điều gì làm bạn tổn thương hơn, sự chỉ trích từ người luôn luôn phê bình bạn, hay từ người bạn thân nhất? Và ai khiến chúng ta căm giận hơn, kẻ đáng ghét ở nơi làm việc hay người

bạn đời trước đây? Lý thuyết nhỏ này đã được các nghiên cứu ủng hộ.

Bên cạnh mâu thuẫn giản đơn, chúng ta cũng có thể thấy sự quy kết ở đây: Nếu một người luôn

tốt hay luôn xấu, chúng ta cho đó là thuộc tính bên trong[4]-- đó là tính cách của họ -- vậy nên lời

khen chỉ có một chút giá trị thông tin. Nếu một người thay đổi, chúng ta coi đó là thuộc tính bên ngoài: "Hãy xem, tại sao họ khen tôi? Có lẽ bởi tôi thực sự xứng đáng với lời khen đó!" Tôi là lý do ngoại cảnh[5].

Tất nhiên, động cơ bên ngoài của việc ai đó trở thành một người tốt cũng có thể là một động cơ kín đáo, nghĩa là việc lấy lòng hay "nịnh bợ" có thể làm giảm bớt ảnh hưởng!

Hãy xem xét những khó khăn mà điều này tạo nên đối với các mối quan hệ lâu dài, ví dụ hôn

nhân: Nếu bạn luôn tốt, lời khen của "người lạ" sẽ đam mê người bạn đời của bạn; tuy nhiên, nếu đôi khi bạn cố ý làm người xấu, bạn chỉ hại mình thêm thôi! Bạn muốn cố gắng trung thực tuyệt đối

với người bạn đời thay vì luôn luôn tốt; theo cách giống với cách mà người khách lạ đã làm, những

lời nhận xét tích cực của bạn có trọng lượng hơn. Nhưng còn những lời nhận xét tiêu cực thì sao, và

để duy trì thanh danh về sự trung thực của mình, bạn phải thực hiện chút ít! Hy vọng duy nhất của

bạn là xây dựng một tình yêu vô điều kiện với người yêu của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học (Trang 72 - 74)