Trong một mạng không sử dụng kỹ thuật lưu lượng MPLS, IGP làm tràn, thông tin về một kết nối trong 3 trường hợp sau: Một là, khi kết nối hoạt động hay
chi phí kết nối,…). Ba là, khi đến thời gian làm tràn thông tin IGP định kỳ của router. Các loại bộ định thời được kết hợp với các hoạt động này. Sự khác biệt của chúng phục thuộc vào giao thức IGP được sử dụng. Kỹ thuật lưu lượng MPLS thêm vào lý do khác để làm tràn thông tin khi băng thông của kết nối thay đổi. Khi các đường hầm được thiết lập và được điều khiển qua các giao tiếp, lượng băng thông có sẵn trên giao tiếp bị thay đổi để giành riêng cho một giao tiếp. Khi các đường hầm được thiết lập trên một giao tiếp, chúng yêu cầu băng thông và lượng băng thông có sẵn giảm xuống, khi các đường hầm được điều khiển xuống qua một giao tiếp cụ thể, lượng băng thông có sẵn tăng lên.
2.10 Kết luận
Trong chương 2 này, em đã hoàn thành việc giới thiệu công nghệ MPLS-TE, những đặc trưng và ưu nhược điểm của kỹ thuật lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức. Ở đây vẫn do hạn chế về phạm vi đồ án thông tin nên em cũng chưa trình bày thật sự chi tiết về vấn đề. Trong chương này có một số câu lệnh minh hoạ cho chức năng của các thuộc tính của MPLS-TE, các lệnh này đều thuộc hệ điều hành của thiết bị hãng Cisco, bạn có thể tham khảo con lệnh tại trang web chính thức của hãng này tại địa chỉ http://www.cisco.com.
Chương 3: Cân bằng tải trong MPLS-TE, thuật toán LCM
3.1. Giới thiệu
Ngày nay MPLS- TE là một kỹ thuật đang còn rất nóng và được chọn làm kỹ thuật chính cho các thiết bị mạng trọng yếu. Một vài nguyên nhân chính làm cho MPLS-TE được ưu thích sử dụng là bao gồm những yêu cầu của những ứng dụng mạng trong những vùng cho khả năng liên kết và kết nối mạng. MPLS-TE có thể xử lý bằng tay những đường dẫn khác nhau tới những tuyến đường khác thực hiện cân bằng lưu lượng tải giữa hai điểm trong mạng. Công việc trước tiên chúng ta phát triển một thuật toán cân bằng tải động dựa trên ngưỡng cực đại và ngưỡng tải cho phép được định nghĩa cho mỗi LSP. Chương này miêu tả những kết quả nguyên cứu đạt được bởi thuật toán cân bằng tải. Do điều kiện khi bảo vệ khó có thể có đủ thiết bị để thiết lập hệ thống lab như trình bày trong bài viết nên em quyết định sẽ dụng chương trình Network Simulator chạy trên môi trường giả lập Unix để mô phỏng lại bài lab kiểm tra. Kết quả thuật toán có thể đạt được điều khiển phân tải động trong khi tránh được sự những dao động không mong muốn.
Ngày nay ứng dụng truyền thông đa phương tiện quảng bá đang có nhu cầu cao trong các dịch vụ mạng. Quảng bá internet hiệu quả tốt nhất cần được quản lý hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề phát triển lưu lượng trong ứng dụng truyền thông đa phương tiện quảng bá. Trong mạng IP hiện tại, định tuyến được thực hiện bởi giao thức link-state như là Open Shortest Path First (OSPF) [1]. Để tránh dao động tải, những giao thức dùng độ mong đợi (metric) không quan tâm đến lưu lượng tải. Hơn nữa chúng tìm đường ngắn nhất giữa những cặp router và bỏ qua những tuyến đường khác mà có thể được dùng như những đường luôn phiên để mà phân lưu lượng tải. Mặt khác, lưu lượng IP được tập trung trên tuyến đường ngắn nhất và hiện tượng nghẽn mạng có thể xảy ra trong một vài nút của những tuyến đường này. Yêu cầu tiếp tục phát triển của băng thông đã được bắt buộc, những thiết bị trong mạng cũng tăng cả về khả năng của đường dây và kết nối mạng. Giao thức định
tuyến nên được cân bằng lưu lượng xuyên qua nhiều đường dây để mà giảm bớt tắt nghẽn và cải thiện tính thực thi của mạng.
MPLS-TE là một kỹ thuật hiện đại với nhiều thiết bị mạng chính được chọn nó là những bộ phận của mạng. MPLS dựa trên những mô hình khác nhau, “định tuyến ở cạnh chuyển mạch ở lõi”. Router cạnh ngõ vào mạng MPLS có thể mở nhiều đường hầm giữa nguồn và đích và cân bằng tải động giữa chúng để ngăn tắt nghẽn mạng và cải thiện toàn diện tính thực thi của mạng [3][4][5][6]. Đường hầm MPLS dùng tuyến đường ngắn nhất được tính toán bằng giao thức định tuyến cổ điển nhưng có thể lần lượt những tuyến đường có sẵn để hoạt động luân phiên. Cân bằng tải động, dựa trên tải mạng hiên tại, tự động phân phối lưu lượng từ những đường hầm tắt nghẽn tới những đường hầm khác với lưu lượng tải thấp hơn. Phương thức này bao gồm phối hợp với giao thức thiết lập đường đi động quyết định bật router cạnh ngõ vào hoạt động để tìm kiếm đường đi tối ưu nhất khi mạng trở nên tắt nghẽn.
Một vài công việc đã làm trong sự có mặt của thuật toán cân bằng tải nhưng phải chịu đựng vấn đề dao động để ngăn định tuyến IP cổ điển dùng thông tin tải hiện thời như một số thông số cho trước đầu vào [7] [8]. Cuối cùng chúng ta công bố một thuật toán công bằng tải động mới nhất có tên là Load balance with Congestion and Mean utilization thresholds (LCM)” [9]. Bây giờ chúng ta phát triển một bài lab MPLS Linux và phát triển phần mền mô phỏng sẽ giúp chúng ta tinh chế, kiểm tra sâu về thuật toán này hơn. Trong bài này diễn tả kết quả những nguyên cứu đạt được bởi thuật toán LCM và giải thích một vài thay đổi trong thuật toán để cải tính thêm tính thực thi. Những kết quả đạt được thể hiện thuật toán có thể cân bằng tải động thành công trong khi có thể tránh được sự gây rắc rối của dao động.