Phân phối bằng giao thức phân phối nhãn LDP

Một phần của tài liệu kỹ thuật cân bằng tải trong mpls-te (Trang 25 - 27)

Trong một miền MPLS, một nhãn gán tới một địa chỉ (FIB) đích được phân phối tới các láng giềng ngược dòng sau khi thiết lập phiên. Việc kết nối giữa mạng cụ thể với nhãn cục bộ và một nhãn trạm kế (nhận từ router xuôi dòng) được lưu trữ trong LFIB và LIB. MPLS dùng các phương thức phân phối nhãn như sau:

- Yêu cầu xuôi dòng (Downstream on demand). - Tự nguyện xuôi dòng (Unsolicited downstream).

Hình 1.8 Mô tả quá trình phân phối

1.13 Một số ứng dụng của MPLS

Các dịch vụ internet có thể chia làm 3 nhóm chính: voice, data, video với các yêu cầu khác nhau. Như voice yêu cầu độ trễ thấp, cho phép thất thoát dữ liệu để tăng hiệu quả. Video cho phép mất mát dữ liệu ở mức chấp nhận được, mang tính thời gian thực. Data yêu cầu độ bảo mật, độ chính xác cao. Việc triển khai công nghệ MPLS làm tăng hiệu quả khai thác các tài nguyên mạng sao cho hữu hiệu nhất.

Hiện có một số ứng dụng MPLS đang được triển khai là:

MPLS VPN: nhà cung cấp dịch vụ có thể tạo VPN lớp 3 dọc theo mạng đường trục cho nhiều khác hàng,chỉ dùng một cơ sở hạ tầng công cộng sẵn có, không cần các ứng dụng mã hoá hoặc ng ười dùng đầu cuối.

Chất lượng dich vụ(Quality of Service): LSP có thể là kết nối hiệu quả nhất, trong trường hợp Label Ditributrion Protocol (LDP) hay giao thức có trước đây, Tag Ditributrion Protocol (TDP) được dùng. Một LSP có thể yêu cầu băng thông chỉ dành riêng cho nó. Khi thực hiện cấp phát, MPLS phải đảm bảo rằng băng thông luôn sẵn sàng để dùng cho toàn bộ con đường này. Nếu băng thông không sẵn sàng, thì yêu cầu kết nối bị từ chối. LSP đặt trước băng thông nhờ vào nghi thức mở rộng Resource Reservation Protocol with Traffic Engineering (RVSP-TE) hoặc

Constraint- based Routing LDP (CR-LDP).

Khái niệm này tương tự với khái niệm Committed Information Rate (CIR) của FR. Tuy nhiên, CIR áp dụng cho truy cập liên kết, và không đảm bảo băng thông suốt đường trục.

Kỹ thuật lưu lượng (Traffic Engineering): Các nhà cung cấp dịch vụ (SP) cần một cách để quản lý việc gia tăng một số lượng lớn lưu lượng phải xử lý. Lưu lượng này động và khó biết trước bởi vì các luồng thay đổi liên tục và do đó tất yếu không tương xứng với mô hình mạng hiện có. Kỹ thuật lưu thông qua MPLS cho phép lưu lượng được bố trí một các hiệu quả vào các mô hình mạng hiện thời. Nhờ vào việc thiết lập các con đường qua mạng để cung cấp lưu lượng, MPLS đưa ra khả năng quản lý bao quát lưu lượng mà các thuật toán tìm đường không thể. Kỹ thuật lưu lượng qua MPLS cải tiến tính tin cậy của các mạng cung cấp dịch vụ theo hai cách. Thứ nhất, nó cho phép các nhà cung cấp dịch vụ định tuyến lưu lượng của họ theo nhiều hướng và tránh được tình trạng "hot spots" (nóng) trong mạng. Thứ hai, các con đường của MPLS đi trong một mạng có thể được thiết lập dư và chia tải. Điều này cho phép các nhà cung cấp dịch đảm bảo lưu lượng quan trọng luôn có một con đường cho nó. Bằng cách này nhà cung cấp kiểm soát khít khao toàn bộ lưu lượng trong mạng của họ, MPLS sẽ cho phép họ thu được nhiều lợi nhuận nhất từ tài sản (mạng) của họ.

Một phần của tài liệu kỹ thuật cân bằng tải trong mpls-te (Trang 25 - 27)