Ưu tiên đường hầm

Một phần của tài liệu kỹ thuật cân bằng tải trong mpls-te (Trang 42 - 43)

MPLS-TE cung cấp cơ chế ưu tiên cho một số đường hầm làm việc trước những đường hầm khác. Mỗi đường hầm có một độ ưu tiên, các đường hầm ít quan trọng hơn bị đẩy ra khỏi đường đi và được tính toán lại đường đi và tài nguyên của nó nhường lai cho đường hâm quan trọng hơn.

Các mức độ ưu tiên (priority Level)

Một đường hầm có thể được thiết lập độ ưu tiên với giá trị trong khoảng từ 0 đến 7. Giá trị ưu tiên càng lớn thì sự quang trọng của đường hầm càng thấp. Ví dụ, đường hầm có độ ưu tiên 3 thì quang trọng hơn đường hầm có độ ưu tiên 5. Độ ưu tiên 0 là quan trọng nhất. Để tránh nhầm lẫn người ta thường dùng thuật ngữ “tốt hơn” (better) và “tệ hơn” (worse) hay thuật ngữ “cao hơn” (higher) và “thấp hơn” (lower). Cũng có thể dùng thuật ngữ “quan trọng hơn” (more improtant) và “ít quan trọng hơn” (less important)

Những cơ sở của sự chiếm quyền (preemption Basic):

Những đường hầm quang trọng hơn có quyền đẩy những đường hầm khác ra khỏi đường đi khi muốn dành riêng băng thông. Điều này được gọi là sự chiếm trước đường hầm.

Độ ưu tiên thiết lập và độ ưu tiên lưu trữ (sertup and holding priority):

Mỗi đường hầm có hai độ ưu tiên: độ ưu tiên thiết lập và độ ưu tiên lưu trữ. Cả hai độ ưu tiên được được xác định chi tiết trong RFC 3209. Khi một đường hầm được thiết lập lần đầu tiên ta quan tâm đến độ ưu tiên ta quan tâm đến độ ưu tiên thiết lập của nó lúc quyết định công nhận đường hầm đó. Khi có đường hầm khác đến cạnh tranh băng thông trên liên kết với đường hầm đầu tiên này, độ ưu tiên thiết lập của đường hầm mới được so sánh với độ ưu tiên lưu trữ của đường hầm đầu tiên. Độ ưu tiên thiết lập có thể khác với độ ưu tiên lưu giữ cho vài ứng dụng thực tế.

Ví dụ, một đường hầm có độ ưu tiên lưu giữ bằng 0 và độ ưu tiên thiết lập bằng 7. Đường hầm này có thể bị bất cứ đường hầm nào khác có thể chiếm trước

đường đi của nó do có độ ưu tiên lưu giữ cao nhất (7). Nhưng ngay lúc nó được thiết lập không đường hầm nào khác có thể chiếm trước đường đi của nó do có độ ưu tiên lưu giữ cao nhất (0).

Chú ý: Cùng một đường hầm thì độ ưu tiên thiết lập không được tốt hơn độ ưu tiên lưu giữ. Vì nếu hai đường hầm (giả sử tunnel 1 và tunnel 2) đang tranh chấp cùng tài nguyên và cả hai đều có độ ưu tiên thiết lập bằng 1 và độ ưu tiên lưu trữ bằng 7 điều gì xảy ra ? Tunnel 1 đến đầu tiên thiết lập bằng 1 và độ ưu tiên lưu giữ bằng 7, tunnel 2 đến thứ 2 và dùng độ ưu tiên thiết lập của nó (1) đẩy tunnel1 ra để chiếm đường liên kết (link). Sau đó tunnel2 giữ giữ đường liên kết với độ ưu tiên lưu giữ bằng 7. Tunnel đến và sử dụng độ ưu tiên thiết lập (1) đẩy tunnel2 đi và chiếm đường liên kết và cứ như thế lặp đi lặp lại.

Ví dụ với IOS của Cisco,các phiên bản Cisco IOS đều không cho phép cấu hình độ ưu tiên thiết lập thấp hơn độ ưu tiên lưu trữ trên cùng một đường hầm nên thực tế không xảy ra hiện tượng trên. Tuy nhiên, trong thực tế hiếm khi độ ưu tiên thiết lập và độ ưu tiên lưu giữ khác nhau. Nếu không chỉ định một độ ưu tiên lưu trữ thì ngầm định bằng với giá trih của độ ưu tiên thiết lập. Độ ưu tiên ngầm định là bằng 7 (cho cả độ ưu tiên thiết lập và độ ưu tiên lưu giữ).

Một phần của tài liệu kỹ thuật cân bằng tải trong mpls-te (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w