Chứng thư thẩm định giá: là văn bản do doanh nghiệp, tổ chức định giá lập nhằm công bố cho khách hàng hoặc bên thứ ba về nội dung cơ bản liên quan đến kết quả thẩm định giá (Trích tiêu chuẩn thẩm định giá

Một phần của tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 41 - 44)

hoặc bên thứ ba về nội dung cơ bản liên quan đến kết quả thẩm định giá. (Trích tiêu chuẩn thẩm định giá số 4, ban hành theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005)

thẩm định giá bắt đầu được ban hành từ năm 2005, hiện nay đã có 6 tiêu chuẩn (trình bày trong bảng 2.4) được ban hành theo quyết định số

25/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 và quyết định số 77/2005/QĐ/BTC ngày 1/11/2005.

- Có hành lang pháp lý: giá trị hợp lý có được sựủng hộ của Bộ Tài chính, thể

hiện trong các chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn đã đề cập đến giá trị hợp lý. Ngoài ra, trong các thông tư 79/2002/TT-BTC và thông tư

126/2004/TT-BTC hướng dẫn định giá doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành công ty cổ phần đã đề cập đến các phương pháp để xác định giá trị

doanh nghiệp mà nó cũng là các phương pháp được sử dụng để ước tính giá trị hợp lý trên thế giới như phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp giá thị trường của tài sản. Điều này cho thấy rằng đã có những nền tảng ban

đầu về cách xác định giá trị hợp lý.

- Một điều kiện nữa để có thể áp dụng giá trị hợp lý đó là Việt Nam có khả

năng và điều kiện để tiếp cận các nghiên cứu của thế giới về giá trị hợp lý. Từđó đưa ra các phương pháp cũng như các mô hình xác định giá trị hợp lý phù hợp với Việt Nam.

Tóm lại, với những điều kiện có sẵn và trước sức ép phải sử dụng giá trị hợp lý, chúng tôi cho rằng vai trò của giá trị hợp lý trong tương lai là rất quan trọng, mang lại cách định giá mới phù hợp với sự phát triển của các hoạt động kinh tế tại Việt Nam.

Bảng 2.4 Danh sách các tiêu chuẩn thẩm định giá đã ban hành

Tiêu chuẩn số 1 (TĐGVN 01): Giá thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản Tiêu chuẩn số 2 (TĐGVN 02): Giá phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài

sản.

Tiêu chuẩn số 3 (TĐGVN 03): Những nguyên tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn số 4 (TĐGVN 04): Báo cáo kết quả, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn số 5 (TĐGVN 05): Quy trình thẩm định giá tài sản

Tiêu chuẩn số 6 (TĐGVN 06): Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm

định giá tài sản

Những thuận lợi chính là những điều kiện để phát triển giá trị hợp lý đã được trình bày trong phần trên. Phần này sẽ trình bày những khó khăn và đánh giá những khó khăn ảnh hưởng đến việc nâng cao vai trò của giá trị hợp lý.

(1) Những khó khăn chính là:

- Về nhận thức: người sử dụng chưa quen với giá trị hợp lý nên việc xác định giá trị hợp lý còn gặp nhiều khó khăn.

Người làm kế toán cũng như nhà quản lý ngại sử dụng giá trị hợp lý vì bằng chứng của giá trị hợp lý chưa rõ ràng, mà tâm lý của họ là kế toán phục vụ

cho mục đích thuế nên giá được sử dụng phải có chứng từđầy đủ và có thể

kiểm chứng được rõ ràng.

- Về con người: nhân lực để thực hiện công việc định giá còn nhiều hạn chế về

trình độ.

- Sự không đồng bộ của nền kinh tế: có những khu vực rất phát triển, có những khu vực phát triển kém, nên sẽ có những khó khăn khi áp dụng. Hệ thống thị

trường, hệ thống thông tin phát triển chưa cao và chưa đồng bộ.

- Quan hệ giữa lợi ích và chi phí nhiều khi không tương xứng với nhau. Đôi khi chi phí bỏ ra để có được giá trị hợp lý là lớn hơn hiệu quả đạt được của nó, nên doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng giá trị hợp lý.

(2) Đánh giá những khó khăn

Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn này là:

- Giá trị hợp lý còn mới mẻ đối với Việt Nam nên việc nhận thức về giá trị

hợp lý chưa được đầy đủ.

- Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường nên các công cụđi kèm chưa phát triển đầy đủ, đồng bộ.

Theo chúng tôi, những khó khăn này có thể vượt qua từng bước trong từng giai

đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường. Như vậy, những khó khăn này hoàn toàn không phủđịnh được khả năng sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam trong một tầm nhìn dài hạn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 41 - 44)