Chuẩn mực xác định giá trị hợp lý

Một phần của tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 62 - 66)

Trong tương lai gần chưa thể ban hành chuẩn mực về giá trị hợp lý, vì chưa có chuẩn mực của quốc tếđể tham khảo, nếu tự nghiên cứu để ban hành sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy chuẩn mực này sẽ được ban hành khi có chuẩn mực quốc tế.

Trong chuẩn mực giá trị hợp lý nên đề cập đến:

- Định nghĩa: đưa ra định nghĩa cũng như giải thích các thuật ngữ trong định nghĩa

- Phạm vi áp dụng: khái quát lại các trường hợp được yêu cầu sử dụng giá trị

hợp lý.

- Phương pháp định giá: đưa ra các phương pháp định giá chung cho các đối tượng và các phương pháp định giá cụ thể cho từng đối tượng nếu có thể xác

định được.

- Các thông tin yêu cầu công bố: các thông tin bắt buộc phải công bố trong báo cáo tài chính khi sử dụng giá trị hợp lý để định giá, cũng như các thông tin phải trình bày khi không xác định được giá trị hợp lý.

KẾT LUẬN

1. Định giá là một phần không thể thiếu trong công tác kế toán của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Có nhiều loại giá khác nhau được sử dụng để định giá các đối tượng kế toán, trong đó giá trị hợp lý là một xu hướng mới của quốc tế.

Giá trị hợp lý đã xuất hiện và áp dụng cách đây gần 35 năm, nhưng hiện nay vẫn chưa có công bố chính thức nào cho riêng nó, ngoài Dự thảo về xác định giá trị

hợp lý của FASB.

Giá trị hợp lý được sử dụng để định giá các đối tượng kế toán như là: công cụ

tài chính, bất động sản đầu tư, lợi thế thương mại, trao đổi phi tiền tệ, tài sản và nợ

có được do hợp nhất… Giá trị hợp lý được thừa nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới vì nó cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy hơn cho báo cáo tài chính. Tính thích hợp dễ dàng được thừa nhận vì giá trị hợp lý đã phản ánh được những thay đổi của thị trường, thông tin về giá của khoản mục được cập nhật hàng năm, đặc biệt là ở các quốc gia cho phép đánh giá lại. Tuy nhiên, tính đáng tin cậy thì hiện nay vẫn còn những lo ngại, nhưng nó vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện bởi IASB và FASB đểđưa ra các cơ sở lý thuyết và các mô hình định giá

đáng tin cậy trong mọi trường hợp.

2. Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, định giá đóng vai trò quan trọng trong công tác kế toán tại Việt Nam. Hệ thống kế toán tại Việt Nam là hệ thống dựa trên giá gốc, sử dụng kết hợp nhiều loại giá: giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện, giá trị hợp lý, hiện giá.

Giá trị hợp lý xuất hiện tại Việt Nam khá muộn so với thế giới, từ năm 2001. Nó có vai trò như là giá gốc, để xác định giá gốc trong một số trường hợp cụ thể. Giá trị hợp lý được đề cập đến trong chuẩn mực và các thông tư hướng dẫn chuẩn mực, được áp dụng để ghi nhận ban đầu cho tài sản cốđịnh thuê tài chính, trao đổi phi tiền tệ, doanh thu bán trả chậm…

Qua việc khảo sát lý thuyết cũng như thực tế cho thấy giá trị hợp lý tại Việt Nam chưa được đề cập rõ ràng, phạm vi sử dụng còn hạn chế so với quốc tế, thực tế

áp dụng thì chưa mang lại kết quả cao.

Tuy nhiên, trong tương lai cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vai trò của giá trị hợp lý ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã có những thuận lợi cũng như

những điều kiện cơ bản để nâng cao vai trò của giá trị hợp lý.

3. Để giá trị hợp lý tại Việt Nam thực hiện được vai trò của mình, trong giai

đoạn trước mắt cần hoàn thiện các yêu cầu về giá trị hợp lý trong các chuẩn mực đã ban hành, bằng cách đưa ra các hướng dẫn giải thích về giá trị hợp lý; và hoàn thiện các chuẩn mực được ban hành để loại bỏ mâu thuẫn, tạo lập sự nhất quán và hoàn thiện về mặt định giá.

Trong tương lai, để giá trị hợp lý đồng hành cùng hệ thống kế toán Việt Nam cần thiết phải điều chỉnh Luật kế toán, chuẩn mực chung, cũng như nhanh chóng ban hành các chuẩn mực quan trọng để có cơ sở định giá theo kịp sự phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)