Chuẩn mực chung

Một phần của tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 58 - 60)

Nhận xét vềđịnh giá trong chuẩn mực chung

Cho đến nay, chuẩn mực chung chưa đề cập đến các căn cứ được áp dụng để

tính toán các yếu tố trong báo cáo tài chính. Chuẩn mực chung đã trình bày được các nguyên tắc cơ bản, các yêu cầu cơ bản đối với kế toán, các yếu tố của báo cáo tài chính, nhưng phần quan trọng là các phương pháp để đánh giá các yếu tố trên báo cáo tài chính lại chưa được trình bày. Trong khi đó, trong các chuẩn mực cụ thể

sử dụng nhiều loại giá khác nhau để đánh giá các yếu tố. Vì vậy cần thiết phải trình bày các loại giá được cho phép sử dụng trong hệ thống kế toán Việt Nam.

Kiến nghị điều chỉnh Chuẩn mực chung

Đối chiếu với khuôn mẫu lý thuyết của IASB cũng đã trình bày cơ sở được sử

dụng đểđịnh giá các đối tượng kế toán. (Xem phụ lục số 6)

Tại Việt Nam chuẩn mực chung được coi như là khuôn mẫu lý thuyết, nó là cơ

sở để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế mới xuất hiện, chưa được đề cập trong lý thuyết. Chuẩn mực chung là cơ sở để xây dựng các chuẩn mực cụ thể. Vì vậy chúng tôi đề nghị nên bổ sung vào chuẩn mực chung phần phương pháp đánh giá các yếu tố trên báo cáo tài chính: liệt kê và định nghĩa các phương pháp được dùng để đánh giá. Cụ thể chuẩn mực chung nên quy định thêm những vấn đề sau:

- Phương pháp đánh giá các yếu tố trên báo cáo tài chính: Hệ thống kế toán Việt Nam là hệ thống giá gốc. Chủ yếu sử dụng giá gốc và kết hợp với các loại giá khác để ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính.

- Các loại giá được sử dụng để đánh giá các yếu tố trên báo cáo tài chính: Giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện, hiện giá, giá trị hợp lý.

3.3.2.2 Định hướng các chun mc mi

Sắp tới, Bộ Tài chính cần lựa chọn các chuẩn mực ban hành đểưu tiên phục vụ

cho các hoạt động kinh tế mới. Theo chúng tôi các chuẩn mực nên được ban hành cho mục đích này là:

- Chuẩn mực công cụ tài chính - Chuẩn mực hợp nhất doanh nghiệp

- Chuẩn mực giá trị hợp lý (nếu đã có các chuẩn mực tham khảo của Mỹ và của IASB)

Sau đây, chúng tôi đề nghị cách định giá của các chuẩn mực này trên cơ sở

Một phần của tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)