Phương pháp xác định giá trị hợp lý

Một phần của tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 48 - 52)

Để giá trị hợp lý được áp dụng trong thực tế thì phải đưa ra phương pháp xác

định giá trị hợp lý phù hợp với mục tiêu định giá, đặc điểm của đối tượng định giá, và áp dụng cụ thể cho nhiều đối tượng khác nhau.

Chúng tôi đề nghị phương pháp xác định giá trị hợp lý nên vận dụng FASB vào thực tế Việt Nam, cụ thể là:

(1) Mục tiêu định giá:

Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá khi thoả mãn giảđịnh hoạt động liên tục. Trước khi định giá cần phải xem xét đến mục tiêu định giá, có 2 mục tiêu: - Định giá đang sử dụng: áp dụng để xác định giá trị hợp lý của khoản mục

khi: tài sản được xác định là để sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp. - Định giá trong trao đổi: tài sản không được xác định là để sử dụng mà để

bán, trao đổi.

Xác định giá trị hợp lý cần phải phù hợp với mục tiêu định giá. Mục tiêu này là cơ sở để xác định rằng tài sản chắc chắn được bán hay chắc chắn được sử dụng để

tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Bảng 3.1 dưới đây đưa ra một số ví dụ làm rõ vai trò của mục tiêu định giá trong việc xác định giá trị hợp lý.

(2) Cấp độ xác định giá trị hợp lý

Do đối tượng định giá rất khác nhau, nên nếu đưa ra cách đánh giá cụ thể cho từng trường hợp thì có thể sẽ thoả mãn đối với doanh nghiệp này nhưng không thoả

mãn đối với doanh nghiệp khác. Vì vậy nên đưa ra cấp độ chung cho các đối tượng kế toán, sau đó tùy thuộc vào từng trường hợp, từng hoàn cảnh mà lựa chọn cấp độ

Chúng tôi đề nghị việc xác định giá trị hợp lý sẽ vận dụng theo FASB, nhưng chia thành bốn cấp độ, vì ước tính dựa vào những giả định nội bộ thì kém tin cậy hơn ước tính dựa vào những dữ liệu và giảđịnh từ thị trường nên tách ra thành cấp

độ thứ 4

- Cấp độ 1: Giá trị hợp lý sẽ là giá tham chiếu của tài sản (hoặc nợ phải trả) y hệt.

- Cấp độ 2: Giá trị hợp lý sẽ là giá tham chiếu điều chỉnh cho những khác biệt.

- Cấp độ 3: Ước tính giá trị hợp lý dựa vào những dữ liệu và giả định từ thị

trường.

- Cấp độ 4: Ước tính giá trị hợp lý dựa vào những giảđịnh và những ước tính nội bộ của doanh nghiệp.

(3) Phương pháp xác định giá trị hợp lý

Chúng tôi đề nghị vận dụng theo 3 phương pháp xác định giá trị hợp lý của FASB, đó là:

- Phương pháp tiếp cận thị trường: - Phương pháp tiếp cận chi phí: - Phương pháp tiếp cận thu nhập:

Nếu có giá tham chiếu của tài sản (hoặc nợ phải trả) y hệt hoặc tương tự với tài sản (hoặc nợ phải trả) đang định giá thì chỉ áp dụng một phương pháp là phương pháp tiếp cận thị trường. Trong trường hợp không có giá trích dẫn thì việc ước tính giá trị hợp lý phải dựa vào cả ba phương pháp, sau đó lựa chọn giá đáng tin cậy nhất phù hợp với mục tiêu định giá.

Vậy để xác định giá trị hợp lý, cần phải xác định mục tiêu định giá, xác định cấp độ sau đó vận dụng các phương pháp xác định giá trị hợp lý cho phù hợp. Đối với ước tính cấp độ 1 và 2 chỉ vận dụng một phương pháp tiếp cận thị trường; ước tính cấp độ 3 và 4 vận dụng cả ba phương pháp sau đó lựa chọn giá phù hợp với mục tiêu định giá. Bảng 3.1 dưới đây trình bày 2 ví dụ về xác định giá trị hợp lý.

Bảng 3.1 Các ví dụ xác định giá trị hợp lý

Ví d 1: Ướctính giá trị hợp lý cho một tài sản phần mềm có được trong hợp nhất doanh nghiệp, có mục đích để bán:

(1) Mục đích định giá: định giá trong trao đổi

(2) Xác định cấp độ: đây là một ước tính cấp độ 3, bởi vì không có giá tham chiếu của tài sản phần mềm y hệt hoặc tương tự, nhưng doanh nghiệp có thể sử

dụng những thông tin khác từ thị trường đểước tính.

Đối với ước tính cấp độ 3 người định giá phải sử dụng toàn bộ ba phương pháp

đểước tính giá trị hợp lý và sau đó lựa chọn giá phù hợp với mục tiêu định giá.

(3) Áp dụng các phương pháp định giá:

- Phương pháp tiếp cận thị trường: người định giá không thể sử dụng phương pháp tiếp cận thị trường vì không có giá tham chiếu của phần mềm tương tự. - Phương pháp tiếp cận thu nhập: ước tính dòng thu nhập mong chờ từ việc bán tài sản phần mềm này là 150 triệu đồng. Người định giá sử dụng những thông tin từ thị trường như: nhu cầu về phần mềm, khả năng cung ứng phần mềm này của các doanh nghiệp khác, giá của các phần mềm khác, ưu điểm của phần mềm đang được định giá…Người định giá khẳng định phần mềm này chắc chắn bán được với giá 150 triệu.

- Phương pháp tiếp cận chi phí: ước tính chi phí để tạo ra tài sản phần mềm này là 10 triệu đồng.

(4) Lựa chọn giá trị hợp lý:

Cả hai giá này đều mang tính chất ước tính. Tính đáng tin cậy của nó phụ

thuộc vào mục đích của định giá. Phương pháp tiếp cận chi phí đã không xem xét tất cả những chi phí cần thiết để phát triển phần mềm, người định giá có thể mở rộng phương pháp tiếp cận chi phí để xem xét toàn bộ các chi phí, tuy nhiên nó vẫn có tính chất suy đoán cao, không đáng tin cậy. Trong

khi đó tài sản phần mềm này chắc chắn sẽđược bán với giá 150 triệu đồng, dòng thu nhập này là chắc chắn. Vậy giá trị hợp lý trong trường hợp này là 150 triệu đồng.

Ví d 2: Ước tính giá trị hợp lý cho một tài sản phần mềm có được trong hợp nhất doanh nghiệp, được tạo ra để sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp.

(1) Mục đích định giá: để sử dụng

(2) Xác định cấp độ: đây là một ước tính cấp độ 4, bởi vì không có giá tham chiếu, và doanh nghiệp cũng không sử dụng các thông tin khác từ thị trường trong việc ước tính giá trị hợp lý.

(3) Áp dụng các phương pháp định giá:

- Phương pháp tiếp cận thị trường: người định giá không sử dụng phương pháp tiếp cận thị trường, bởi vì không có giá tham chiếu.

- Phương pháp tiếp cận chi phí: ước tính chi phí để tạo ra phần mềm là 15 triệu

đồng.

- Phương pháp tiếp cận thu nhập: Phần mềm này được sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp, và ước tính hiện dòng thu nhập từ việc sử dụng tài sản phần mềm này là 100 triệu đồng.

(4) Lựa chọn giá:

Người định giá khẳng định rằng phương pháp tiếp cận chi phí đã được mở

rộng để xem xét toàn bộ chi phí cần thiết để thay thế tài sản phần mềm này, mặc dù vẫn có tính chất suy đoán, nhưng có độ chính xác cao hơn phương pháp tiếp cận thu nhập, bởi vì dòng thu nhập tạo ra từ tài sản này là không chắc chắn: doanh nghiệp sử dụng phần mềm cho hoạt động của doanh nghiệp, cùng với các tài sản khác tạo nên dòng thu nhập cho doanh nghiệp, nên không thể tách riêng dòng thu nhập từ tài sản này trong toàn bộ dòng thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy giá trị hợp lý trong trường hợp này là 15 triệu

Vi nhng yêu cu v giá tr hp lý trong chun mc, chúng tôi đề ngh

cách tiếp cn sau:

- TSCĐ có được do trao đổi TSCĐ của doanh nghiệp để lấy TSCĐ khác không tương tự; hoặc có được do biếu tặng, tài trợ: áp dụng phương pháp tiếp cận thị trường.

- TSCĐ có được do mua trả chậm: phương pháp tiếp cận thị trường, ghi nhận theo là giá mua trả tiền ngay.

- TSCĐ có được bằng việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị: áp dụng phương pháp tiếp cận thị trường, là giá thực tế của chứng khoán.

- TSCĐ thuê tài chính: giá trị hợp lý là hiện giá của chuỗi tiền thuê phải trả. - TSCĐ hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp: áp dụng phương

pháp tiếp cận thị trường, tiếp cận thu nhập, tiếp cận chi phí.

- Doanh thu có được do bán trả góp: phương pháp tiếp cận thu nhập, giá trị

hợp lý là hiện giá của các khoản phải thu.

- Ghi nhận ban đầu và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: sử dụng phương pháp tiếp cận thị trường, giá trị hợp lý là giá được niêm yết vào ngày ghi nhận nghiệp vụ và ngày báo cáo.

3.2.2.2 Hoàn thin các chun mc đã ban hành

Để hoàn thiện các chuẩn mực đã ban hành chúng ta cần loại bỏ những mâu thuẫn, tạo lập sự nhất quán và hoàn thiện về mặt định giá.

Một phần của tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 48 - 52)