ĐỊNH HƯỚNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 44 - 47)

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Giá trị hợp lý là vấn đề mới đối với Việt Nam nên việc triển khai đòi hỏi nghiên cứu chi tiết, tỉ mỉ trong nhiều giai đoạn. Vì vậy đề tài chỉ dừng lại ở việc

định hướng về giá trị hợp lý, đưa ra các giải pháp mang tính hướng dẫn hơn là cụ

thể. Những định hướng bao gồm:

- Định hướng chung: xác lập những nguyên tắc cho việc áp dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam.

- Định hướng trong ngắn hạn: tập trung hoàn thiện các chuẩn mực hiện có. - Định hướng dài hạn: phát triển giá trị hợp lý mang tính hệ thống.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

Theo chúng tôi, để quá trình xác định các bước đi của giá trị hợp lý được thích hợp và thống nhất thì cần phải xác lập những nguyên tắc cơ bản, bao gồm:

3.1.1. Việc sử dụng giá trị hợp lý phải phù hợp với thông lệ quốc tế

Việc sử dụng giá trị hợp lý cần phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thông lệ quốc tế. Trong quyết định số 38/2000/QĐ-BTC ngày 13/3/2000, Bộ Tài chính đã khẳng định: hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán. Tuy nhiên, vì chuẩn mực quốc tế đang trong giai

đoạn thiết lập cơ sở lý thuyết về giá trị hợp lý nên cần tham khảo hệ thống kế toán của quốc gia tiên tiến để giúp Việt Nam xác định bước đi thích hợp.

Sự phù hợp này nhằm đảm bảo hai vấn đề:

- Đảm bảo sự hội nhập: các tiêu chuẩn đánh giá của Việt Nam sẽ tương đồng với các tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế, như vậy việc hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ rút ngắn khoảng cách.

- Đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống kế toán: hệ thống chuẩn mực của Việt Nam hiện nay đều dựa vào chuẩn mực quốc tế, vì vậy định giá phù hợp theo chuẩn mực quốc tế và thông lệ quốc tế để đảm báo tính thống nhất giữa các chuẩn mực.

3.1.2. Sử dụng giá trị hợp lý phải phù hợp với đặc điểm của Việt Nam

Sự tiếp cận với thông lệ quốc tế, cũng như mức độ phù hợp sẽ tùy thuộc vào

đặc điểm của Việt Nam như:

- Môi trường kinh doanh hiện có, đó là môi trường kinh doanh từng bước theo xu hướng quốc tế hoá. Sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, sự mở

rộng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm cho môi trường kinh doanh chuyển dần theo thông lệ quốc tế.

- Thị trường hiện có, bao gồm thị trường hối đoái, thị trường bán buôn, thị

trường môi giới, thị trường trực tiếp… đang từng bước hình thành và được thể chế hóa.

- Hệ thống pháp lý, bao gồm các văn bản về kế toán, kiểm toán và thẩm định giá.

Do đó, khi tiếp cận xác định giá trị hợp lý, nên chọn hướng tiếp cận dần, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Việt Nam, cũng như phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn.

3.1.3. Lộ trình thực hiện phải hợp lý

Để đạt được sự phù hợp giữa thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam, chúng tôi nghĩ rằng quá trình hoàn thiện và phát triển giá trị hợp lý phải trải qua các giai đoạn nhất định, tùy theo sự phát triển của thị trường, của nền kinh tế. Vì vậy chúng tôi đề nghị nên chia làm hai giai đoạn:

Giai đon 1: Tiếp tc nghiên cu, th nghim giá tr hp lý

Trong giai đoạn này sẽ cần khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm để chúng ta sẽ

tiếp tục hoàn thiện các yêu cầu về giá trị hợp lý trong các chuẩn mực đã ban hành: làm rõ định nghĩa, phương pháp xác định, yêu cầu công bố…

Giai đoạn này phù hợp với lộ trình mà Bộ Tài chính đã xác định trong chương trình cải cách kế toán Việt Nam: dự kiến đến năm 2005 sẽ hoàn chỉnh giai đoạn 1 của việc soạn thảo và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc gia Việt Nam, và tiến hành tổng kết đánh giá các hệ thống kế toán đã ban hành.

Giai đoạn này cũng sẽ là bước đệm để kế toán doanh nghiệp quen dần với định giá theo giá trị hợp lý.

Giai đon 2: Phát trin giá tr hp lý đồng hành vi h thng kế toán Vit Nam

Từ những định hướng rõ ràng ngay từ giai đoạn 1, trong giai đoạn 2 này chúng ta tiếp tục phát triển vai trò của giá trị hợp lý cho kế toán Việt Nam, bằng cách:

- Hoàn thiện Luật kế toán và chuẩn mực chung để thống nhất vềđịnh giá. - Tiếp tục ban hành các chuẩn mực mới, trong đó áp dụng giá trị hợp lý để

đánh giá đối tượng kế toán.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 1 - TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, THỬNGHIỆM, HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA ĐỊNH GIÁ THEO GIÁ TRỊ NGHIỆM, HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA ĐỊNH GIÁ THEO GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG CÁC CHUẨN MỰC CÓ SẴN.

3.2.1. Mục tiêu

Mục tiêu trong giai đoạn này là hoàn thiện các chuẩn mực đã ban hành, làm rõ các yêu cầu về giá trị hợp lý trong các chuẩn mực hiện tại để đưa vào áp dụng thực tế.

3.2.2. Giải pháp

- Ban hành các hướng dẫn giải thích về giá trị hợp lý.

- Hoàn thiện các chuẩn mực đã ban hành nhằm loại bỏ mâu thuẫn, tạo lập sự

nhất quán và hoàn thiện vềđịnh giá.

Chúng tôi căn cứ vào các chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng như chuẩn mực kế

toán của Mỹđể đưa ra nội dung các giải pháp.

3.2.2.1 Ban hành các hướng dn gii thích

Giá trị hợp lý hiện tại chưa được áp dụng vì các doanh nghiệp chưa hiểu được giá trị hợp lý, hoặc đã áp dụng giá trị hợp lý nhưng với các cách tính khác nhau, không thống nhất. Vì vậy cần thiết phải ban hành các hướng dẫn giải thích để làm rõ các vấn đề như: định nghĩa, phương pháp xác định giá trị hợp lý, và đưa ra cách xác định giá trị hợp lý cho các trường hợp được yêu cầu.

Một phần của tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 44 - 47)