Kiến trúc của giao thức SIP

Một phần của tài liệu bảo mật hệ thống call center (Trang 28 - 30)

2

2.3.1 Kiến trúc của giao thức SIP

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CALL CENTER

Thành phần SIP bao gồm: SIP User Agent (UA) và SIP Server:

SIP UA: đóng vai trò là một UA Client khi nó gửi yêu cầu để khởi tạo cuộc gọi và nhận hồi đáp. Ngược lại, nó là UA server khi nó nhận yêu cầu và gửi hồi đáp.

SIP Server: cần phân biệt SIP server và UA server cũng như mô hình client- server. Ở đây, SIP server là một thực thể luận lý, một SIP server có thể có chức

năng của nhiều loại server hay nói cách khác một SIP Server có thể hoạt động như

các loại server khác nhau trong các trường hợp khác nhaụ

Hình 2. 7: Các thành phần của SIP

User Agents (UA) là cả thiết bị đầu cuối thực hiện cuộc gọi lẫn thiết bị đầu cuối nhận cuộc gọị Đó có thể là máy tính cá nhân, IP Phone… Một User Agent gồm có 2 thành phần: một Client và một Server. Khi User Agent thực hiện cuộc gọi (khởi tạo một phiên làm việc), nó sẽ là User Agent Client (UAC). User Agent nhận cuộc gọi sẽ là User Agent Server (UAS).

SIP Server được dùng để xử lý tên và địa chỉ IP, nhờ vậy mà các yêu cầu của UA sẽ được định hướng chính xác. Khi tham gia vào mạng VoIP, một UA sẽ tiến

hành đăng kí với SIP Server, cung cấp thông tin vềtên và địa chỉ IP của nó, nhờđó

mà Server biết rằng nó đang trong trạng thái kết nối và có thể thực hiện các cuộc gọi từcác UA khác đến nó khi có yêu cầụ Vì một UA trong mạng không biết tình trạng kết nối của các UA khác, nên khi UA cần thiết lập một cuộc gọi, nó sẽ gửi bản tin yêu cầu có chứa thông tin về UA bị gọi lên SIP server. SIP server sẽ kiểm tra xem UA bị gọi có đang kết nối trong vùng quản lý của nó hay không? Nếu không tìm thấy, nó sẽ truy tìm UA bị gọi trên Server khác và chuyển hướng cuộc gọi đến Server mà UA bị gọi đang kết nốị

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CALL CENTER

Để đáp ứng cho những công việc khác nhau như đã nêu ở trên, SIP Server

được chia ra những loại khác nhau như sau:  Máy chủ ủy quyền (Proxy Server)

Proxy nhận yêu cầu từ UA hoặc một proxy khác rồi định tuyến bản tin đi

hoặc hồi đáp yêu cầu mà không tạo ra bản tin yêu cầu (trừ bản tin CANCEL). Proxy có thể truy nhập vào cơ sở dữ liệu và dịch vụ định vị để tìm điểm tiếp theo trong quá trình định tuyến. Proxy không cần phân tích cả bản tin SIP thì mới chuyển nó đi được mà nó chỉ cần dựa vào header của bản tin để định tuyến.

Ngoài chức năng định tuyến, proxy còn có chức năng chứng thực, điều khiển truy cập mạng và firewall.

Máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server)Là phần mềm nhận yêu cầu SIP và chuyển đổi địa chỉ SIP sang một số địa chỉ khác và gửi lại cho đầu cuốị Không giống như máy chủủy quyền, máy chủ chuyển đổi địa chỉ không bao giờ hoạt động

như một Client, tức là không gửi đi bất cứ yêu cầu nàọ Máy chủ chuyển đổi địa chỉ

cũng không nhận hoặc huỷ cuộc gọị  Máy chủ đăng ký (Register Server)

Là phần mềm nhận các yêu cầu đăng ký. Trong nhiều trường hợp máy chủ đăng ký đảm nhiệm luôn một số chức năng an ninh như xác nhận người sử dụng. Mỗi lần

UA được bật lên (ví dụ máy điện thoại hoặc Softphone) thì UA lại đăng ký với máy chủ. Nếu UA cần cập nhật cho máy chủ vềđịa điểm của mình thì nó cũng tiến hành gửi bản tin đăng kí để cập nhật lại địa chỉ. Nói chung các UA đều thực hiện việc

đăng ký lại một cách định kỳ.

Máy chủ định vị (Location Server): là phần mềm định vị thuê bao, cung cấp thông tin về những vị trí có thể của thuê bao bị gọi cho các phần mềm máy chủủy quyền và máy chủ chuyển đổi địa chỉ

Một phần của tài liệu bảo mật hệ thống call center (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)