TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN CHI PHÍ

Một phần của tài liệu Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc (Trang 59 - 61)

Bảng 10: CHI PHÍ TRẢ LÃI CỦA VIETCONBANK KIÊN GIANG (2004 – 2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 % 2006/2005 % 1.Chi trả lãi tiền gửi 6.159 7.832 10.246 27,16 30,82 2.Chi trả lãi tiền vay 35.751 63.891 77.844 78,71 21,84 3.Chi trả lãi phát hành giấy tờ cĩ giá 127 895 1.779 576,38 107,10 Tổng chi phí trả lãi 42.037 72.582 89.869 72,66 23,82 Tỷ trọng chi phí trả lãi/ Tổng chi phí (%) 82,52 70,71 81,67 (14,31) 15,50

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang 2004, 2005,2006)

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Hình 9: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA VIETCOMBANK KIÊN GIANG (2004 - 2006)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang năm 2004, 2005, 2006)

Qua bảng 10 và hình 9 ta thấy, tỷ trọng chi phí trả lãi trong tổng chi phí là rất cao, năm 2004 chiếm 83%, năm 2005 chiếm 71%, năm 2006 chiếm 82%. Năm 2005

tỷ trọng này giảm tương đối nhưng về tuyệt đối khơng hề giảm, tăng 30,5 tỷ đồng. Tới năm 2006, tỷ trọng này lại tăng trở lại. Điều đĩ cho thấy, chi phí lãi là loại chi phí chủ yếu tạo nên chi phí cho ngân hàng, quản trị tốt loại chi phí này sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn.

Để cĩ được những khoản thu nhập thì ngân hàng phải chi ra những khoản chi phí tương ứng. Đối với thu nhập lãi thì sẽ cĩ các khoản chi phí tương ứng gọi là chi phí lãi. Chi phí lãi bao gồm:

- Chi trả lãi tiền vay: trong tổng chi phí trả lãi của ngân hàng thì chi phí trả lãi tiền vay luơn chiếm tỷ trọng lớn nhất, thậm chí chiếm tỷ trọng lớn nhất cả trong tổng chi phí. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang cũng vậy, do nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tiền gửi khách hàng của ngân hàng cĩ hạn, khơng đáp ứng đủ cho hoạt động kinh doanh nên Chi nhánh được sự điều hịa vốn từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vốn vay của Chi nhánh chiếm tỷ trọng 71% (năm 2006) trong tổng nguồn vốn, vì thế chi phí trả lãi của chi nhánh rất cao, trong 3 năm khoản chi phí này tăng mạnh từ 35,7 tỷ năm 2004 lên 63,9 tỷ năm 2005, và 77,8 tỷ năm 2006. Trong năm 2004, khoản chi phí này chiếm 70% tổng chi phí, năm 2005 chiếm 62% tổng chi phí và tăng so với năm 2004 là 78,71%, năm 2006 chi phí này chiếm 71% tổng chi phí và tăng so với năm 2005 là 21,84%. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng chi phí trả lãi là do ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, do sự tăng trưởng của tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của thị trường, bên cạnh đĩ thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế khơng đủ đáp ứng, ngân hàng buộc phải vay vốn của Vietcombank Việt Nam.

- Trả lãi tiền gửi: Ngân hàng đã khơng ngừng sử dụng nhiều biện pháp, chiến lược để nâng cao khả năng huy động vốn như: đa dạng hĩa hình thức huy động, chính sách lãi suất hấp dẫn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao cơng nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ nên đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Chính vì vậy mà chi phí trả lãi tiền gửi cũng theo đĩ mà tăng lên: năm 2005 tăng 27,16% so với năm 2004, năm 2006 tăng 30,82% so với năm 2005. Tốc độ tăng chi phí trả lãi tiền gửi so với tốc độ tăng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là hồn tồn phù hợp, năm 2006 vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và cư dân tăng

27,05% so với năm 2005. Bên cạnh đĩ do lãi suất đã tăng liên tục trong 3 năm qua nên làm cho chi phí trả lãi nĩi chung và chi phí trả lãi tiền gửi nĩi riêng đều tăng. - Chi trả lãi phát hành giấy tờ cĩ giá: Khoản chi phí này thường khĩ kiểm sốt và ít bị ảnh hưởng vì nĩ chiếm tỷ trọng khá bé. Hơn nữa, khi phát hành giấy tờ cĩ giá phải cĩ sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Ngoại thương Trung Ương và Ngân hàng Nhà nước. Các chi nhánh khơng được tự phát hành giấy tờ cĩ giá khi chưa cĩ quyết định của Ngân hàng Trung Ương. Vì vậy, khoản chi phí này khơng nằm trong sự chủ động và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Ngồi ra, khoản chi phí này kém nhạy cảm với lãi suất, khi lãi suất biến động, khoản chi phí này khơng tác động làm thay đổi cơ cấu chi phí của ngân hàng.

Như vậy, chỉ cĩ chi phí trả lãi tiền vay và chi phí trả lãi tiền gửi là ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến chi phí lãi, nguyên nhân là do sự biến động của yếu tố lãi suất. Lãi suất càng tăng thì chi phí càng cao, vốn huy động càng tăng thì chi phí càng cao. Ta cĩ tốc độ tăng chi phí lãi và tốc độ tăng vốn huy động qua 3 năm như sau:

BẢNG 11: SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG CHI PHÍ LÃI VÀ TỐC ĐỘ TĂNG VỐN HUY ĐỘNG (2004 - 2006)

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2005/2004 2006/2005 Tốc độ tăng bình quân Tốc độ tăng vốn huy động 58,82 28,92 52,65 Tốc độ tăng chi phí lãi 72,66 23,82 56,89

(Nguồn: Tính tốn số liệu)

Dễ thấy trên bảng 11, tốc độ tăng chi phí lãi cao hơn tốc độ tăng vốn huy động. Năm 2005 so với năm 2004, trong khi tốc độ tăng vốn huy động là 58,82% thì tốc độ tăng chi phí lãi là 72,66%. Đến năm 2006, hai chỉ tiêu này cĩ sự thay đổi vị trí, tốc độ tăng vốn huy động cao hơn tốc độ tăng chi phí lãi nhưng khơng nhiều. Cho nên tốc độ tăng bình quân 3 năm của vốn huy động thấp hơn tốc độ tăng chi phí lãi. Như vậy, với việc tăng lãi suất huy động qua 3 năm nghiên cứu, chẳng những làm tăng chi phí lãi lên mà vốn huy động lại tăng chậm hơn 4,24 điểm phần trăm bình quân.

Một phần của tài liệu Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh kiên giang.doc (Trang 59 - 61)