Phân tích thực trạng tín dụng theo thành phần kinh tế 1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc (Trang 36 - 38)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP

4.3. Phân tích thực trạng tín dụng theo thành phần kinh tế 1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

4.3.1. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu ( bảng 4 phần phụ lục) ta thấy hoạt động cho vay tại Ngân hàng qua ba năm là khá tốt, Ngân hàng đã mở rộng phạm vi tín dụng đối với tất cả các thành phần kinh tế làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục. Năm 2004 doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 54,12%. Năm 2005 doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 47,47%. Năm 2006 doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 40,50%. Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỷ trọng rất lớn do hầu hết các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đề có quan hệ giao dịch với Ngân hàng. Năm 2005 cho vay doanh nghiệp nhà nước tăng 490.595 triệu (31,85%) so với năm 2004. Năm 2006 tăng lên 296.530 triệu (14,60%) ta thấy được doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng một vay trò rất quan trọng trong thàmh phần kinh tề của tỉnh cho dù hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước đạt được là chưa cao, bên cạnh đó hoá trình thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước

trên địa bàn tỉnh thực hiện rất chậm chạp ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà, tuy doanh số cho vay các doanh nghiệp nhà nước tăng lên liên tục qua hai năm nhưng nhìn chung tốc độ năm sau giảm so với năm trước do sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư của Ngân hàng vào các đối tượng khác.

Về phía các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có những bước phát triển tích cực, cho vay các thành phần kinh tế này liên tục tăng lên qua các năm. Cho vay các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn tăng lên liên tục qua hai năm. Năm 2005 tăng lên 118.041 triệu đồng (52,32%). Năm 2006 tăng lên 251.333 triệu đồng (73,14%) nguyên nhân là do các khu công nghiệp trong tỉnh đã hình thành và đi vào hoạt động như: khu công nghiệp Thanh Bình, khu công nghiệp Sa Đéc …. Theo đó các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện để hoạt động, nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh tăng. Bên cạnh đó do loại hình doanh nghiệp này được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng đạt hiệu quả, các dự án có tính khả thi cao Ngân hàng đã tiến hành cho vay các thành phần này nhiều hơn.

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Đây là loại hình doanh nghiệp khá đông đảo và chiếm một tỷ lệ khá cao trên địa bàn, hoạt động ngày càng có hiệu quả nên Ngân hàng đã chủ động đầu tư cho thành phần kinh tế này ngày càng nhiều và doanh số cho vay vào đối tượng này tăng trưởng ổn định qua ba năm. Cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay ngành này tăng 235.571 triệu đồng (94,43%) so với năm 2004. Năm 2006 doanh số cho vay tăng 322.380 triệu đồng (66,46%) so với năm 2005.

Về cho vay tư nhân cá thể: Ta thấy cho vay kinh doanh cá thể chiếm một tỷ trọng tương đối cao và tăng trưởng liên tục. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do Ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành cho vay đến các hộ gia đình ở vùng nông thôn, đến cán bộ công nhân viên giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Năm 2005 doanh số cho vay tăng 588.367 triệu đồng (70,89%) so với năm 2004. Đến năm 2006 doanh số cho vay tăng lên 598.925 triệu đồng (42,2%). Những năm qua Ngân hàng đã khuyến khích người dân đi vay dưới dạng cầm cố sổ tiết kiệm và kỳ phiếu chưa đến hạn, được khách hàng hưởng ứng rất cao, vì đây là lĩnh vực cho vay an toàn có lợi cho khách hàng

và Ngân hàng nên nên cũng góp phần làm cho doanh số cho vay vào đối tượng này tăng cao.

Về phần cho vay hợp tác xã: Chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay do tính hiệu quả của loại hình hoạt động kinh doanh này không cao nên không khuyến khích được Ngân hàng đầu tư nên doanh số cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần qua các năm

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc (Trang 36 - 38)