Dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc (Trang 39 - 40)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP

4.3.3. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu (Bảng 6 phần phụ lục) ta thấy có một điều đặc biệt là mặc dù doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong doanh số cho vay nhưng dư nợ ở thành phần kinh tế này là tương đối thấp mặc dù cũng có sự tăng lên tương đối ổn định qua các năm theo doanh số cho vay. Năm 2005 dư nợ tăng lên 36.155 triệu đồng (14,67%)so với năm 2004, năm 2006 dư nợ tăng lên 116.674 triệu đồng (53,48%) so với năm 2005. Nguyên nhân là do những năm gần đây tỷ trọng đầu tư vào kinh tế nhà nước có khuynh hướng giảm do tính hiệu quả trong những dự án kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước mang lại là chưa cao. Do đó Ngân hàng quyết định giảm dần dần lượng đầu tư vào thành phần kinh tế này để đầu tư vào các thành phần kinh tế khác nhưng quá trình chuyển dịch này cần phải qua nhiều năm còn trong hiện tại thì nó vẫn đóng một vay trò quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân….nhu cầu vốn của thành phần này không ngừng tăng lên qua các năm cụ thể là đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn dư nợ năm 2005 tăng lên 17.545 triệu đồng (19,47%), năm 2006 tăng lên 73.372 triệu đồng (68,15%). Đối với doanh nghiệp tư nhân năm 2005 dư nợ tăng 36.155 triệu đồng (32,05%), 2006 dư nợ tăng 43.403 triệu đồng (29,13%). Các đối tượng kinh tế này phát triển là phù hợp với tình hình hiện nay vì nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là năm 2006 nước ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) môi trường cạnh

tranh càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn vốn dồi dào để đẩy mạnh đầu tư tăng tính cạnh tranh là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Tư nhân cá thể: Trong ngắn hạn đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Trong năm 2005 dư nợ tăng 30.668 triệu đồng (4,01%), năm 2006 dư nợ tăng lên 30.247 triệu đồng (30.247%) so với năm 2005. Do đặc thù kinh tế của tỉnh là nền kinh tế nông nghiệp nên các hộ kinh doanh cá thể chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu các thành phần kinh tế Ngân hàng đã đẩy mạnh việc đầu tư cho vay vào lĩnh vực này nên doanh số thu nợ cũng tăng lên liên tục qua các năm theo doanh số cho vay.

Dư nợ của hợp tác xã chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ nên không làm ảnh hưởng gì nhiều đến tổng dư nợ chung.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc (Trang 39 - 40)