BẢNG 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc (Trang 46 - 48)

2004 2005 2006 2005/ 2006/2005 Số tiềnTỷ lệ

BẢNG 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm So sánh tăng giảm

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 1.741 1.858 1.805 117 6,72 -53 -2,85 Công nghiệp chế biến 606 910 989 304 50,17 79 8,68

Thuỷ sản 844 1.233 916 389 46,09 -317 -25,71 Thương mạivà dịch vụ 1.847 2.101 2.324 254 13,75 223 10,61

Các ngành khác 945 1.015 1.255 70 7,41 240 23,65 Tổng nợ quá hạn 5.983 7.117 7.289 1.134 18,95 172 2,42

Ngành thuỷ sản: Nợ quá hạn ở ngành này có sự chuyển biến qua các năm năm 2005 tuy doanh số cho vay và dư nợ ở ngành này sụt giảm mạnh nhưng nợ quá hạn lại tăng lên đáng kể nợ quá hạn tăng lên 389 triệu đồng (46,09%) so với năm 2004 do đầu tư vào ngành này trong năm không đạt hiệu quả. Như ta đã biết cá tra và cá ba sa là loại cá chủ lực của ngành thuỷ sản của tỉnh Đồng Tháp, năm 2005 bị ảnh hưởng hết sức nặng nề sau sự kiện bán phá giá vào thị trường Mỹ làm cho giá cá tra giảm mạnh khiến cho người dân đầu tư vào ngành này bị thua lỗ nặng nề ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đến năm 2006 doanh số cho vay vào ngành này tăng nhanh do nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt trầm trọng nên đẩy giá cá tăng lên cao nên nhiều người dân lại tiếp tục đầu tư vào ngành này và thu được lợi nhuận cao nên khi đến hạn thu nợ Ngân hàng thu nợ được dễ dàng, nợ quá hạn giảm 317 triệu đồng (-25,71%) so với năm 2005 trong khi doanh số cho vay tăng mạnh đã cho thấy sự chuyển biến tích cực ở ngành này. Tuy nhiên, do nhiều hộ nông dân đầu tư vào ngành này theo phong trào khi giá cá tăng mạnh có thể dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu nên có thể nói nguy cơ tiềm ẩn rủi ro là rất cao vì vậy Ngân hàng cần phải xem xét, thẩm định kỹ càng trước khi cho vay.

Thương nghiệp và dịch vụ: Đây là nhóm khách hàng truyền thống của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay và liên tục tăng lên qua các năm đã cho thấy vay trò ổn định của nhóm khách hàng này cũng như tính hiệu quả trong hoạt động của nó doanh số cho vay tăng lên liên tục cũng làm cho nợ quá hạn tăng lên năm 2005 nợ quá hạn tăng lên 254 triệu đồng (13,75%) so với năm 2004. Đến năm 2006 nợ quá hạn tiếp tục tăng lên 223 triệu đồng (10,61%) so với năm 2005. Nhìn chung đầu tư vào lĩnh vực này vẫn đạt được hiệu quả cao nên doanh số cho vay cũng như dư nợ tăng đều qua các năm nhưng bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra cho thị trường xuất khẩu nên có một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc hoàn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Các ngành khác: Nợ quá hạn cũng tăng qua các năm năm 2005 nợ quá hạn tăng 70 triệu đồng (7,41%) so với năm 2004. Năm 2006 tốc độ tăng là 23,65% khoảng 240 triệu đồng. Nguyên nhân là năm UBND tỉnh khuyến khích Ngân hàng cho vay nông dân ở vùng lũ trong việc mua nền nhà ở những khu dân cư giúp họ có điều kiện ổn định cuộc sống nên có thể nói đây là nguyên nhân chính làm tăng nợ quá hạn. Đặc biệt là năm 2006 nợ quá hạn tăng lên tương đối nhanh ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Nhưng xét một cách tổng thể thì tốc độ tăng của nợ quá hạn thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay nên đây là điều có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc (Trang 46 - 48)