2. Phân tích tài chính công ty
2.2.3.2 Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động
• Tỷ số hoạt động tồn kho
Hàng tồn kho (HTK) là một tài sản dự trữ với mục đích bảo đảm cho quá trình SXKD diễn ra liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm…Dựa vào tình hình thực tế tại Cty, ta có bảng phân tích sau:
(Đvt: Tr. Đồng)
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
1.Doanh thu thuần 70.870 83.784 92.334
2.Hàng tồn kho 722 965 784
3.Số vịng quay HTK = (1)/(2) 98 87 118 4.Số ngày tồn kho = (360)/(3) 4 4 3
Đồ thị
Hình 2.5 Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho
Dựa vào hai đồ thị trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho qua các năm là khá lớn. Năm 2010 số vòng quay HTK là 98 vòng, mỗi vòng quay được 4 ngày. Năm 2011 là 87 vòng, mỗi vòng 4 ngày. Và đến năm 2012 là 118 vòng, mỗi vòng 3 ngày. Biên độ dao động tăng giảm số vòng quay và số ngày tồn kho qua các năm là không đáng kể.
Do Cty hoạt động trong lĩnh vực vận tải nên số vòng quay của khoản mục này cao là điều hiển nhiên. Nó chứng tỏ chi phí nhiên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ xuất sử dụng cho hoạt động SXKD là thường xuyên.
• Kỳ thu tiền bình quân
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của Cty. Dựa vào công thức tính toán và tình hình thực tế tại Cty, ta có bảng phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu sau:
(Đvt: Tr. Đồng)
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
1.Doanh thu thuần 70.870 83.784 92.334
3.Số vịng quay các khoản phải thu = (1)/(2) 11 10 9 4.Kỳ thu tiền bình quân = (360)/(3) 31 34 40
Đồ thị
Hình 2.6 Các kỳ thu tiền bình quân qua các năm
Nhìn vào đồ thị ta thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ qua các năm tăng dần. Năm 2010 là 31 ngày, năm 2011 tăng thêm 3 ngày và đến năm 2012 là 40 ngày. Điều này cho thấy Cty đang bị chiếm dụng vốn, khả năng thu hồi vốn chậm, nếu kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của Cty.
• Vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản
(Đvt: Tr. Đồng)
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 SỐ TUYỆT ĐỐI
SỐ TƯƠNG ĐỐI(%) (%)
(1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2) (6)=(4)/(1) (7)=(5)/(2)
1.Doanh thu thuần 70.870 83.784 92.334 12.914 8.550 18% 10% 2.Tài sản cố định 41.346 53.002 65.994 11.656 12.992 28% 25% 3.Tổng tài sản 72.823 85.319 98.222 12.496 12.903 17% 15% 4.Vịng quay TSCĐ = (1)/(2) 1,71 1,58 1,40 (0,13) (0,18) -8% -11% 5.Vịng quay tổng tài sản = (1)/ (3) 0,97 0,98 0,94 0,01 (0,04) 1% -4% Đồ thị
Hình 2.7 Số vòng quay TSCĐ và số vòng quay Tổng tài sản Nhận xét:
Trong năm 2010 cứ 1 đồng giá trị TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD tạo ra 1,71 đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên, giá trị này giảm dần qua các năm. Năm 2011 chỉ còn 1,58 và năm 2012 là 1,40. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do tốc độ tăng của TSCĐ nhanh hơn so với tốc tăng của Doanh thu thuần. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tốc độ tăng của TSCĐ là 28% trong khi tốc độ tăng của Doanh thu thuần chỉ ở mức 18%. Năm 2012 so với năm 2011, tốc độ tăng của TSCĐ 25% trong khi tốc độ tăng của Doanh thu thuần là 10%.
Tương tự, hiệu suất sử dụng tài sản (hay còn gọi là số vòng quay tổng tài sản) sẽ cho ta biết cứ một đồng tài sản sinh ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng tài sản của Cty càng có hiệu quả. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng tài sản của Cty trong cả ba năm đều nhỏ hơn 1. Năm 2010 hiệu suất sử dụng tài sản là 0,97, năm 2011 là 0,98 và đến năm 2012 là 0,94. Vậy để đạt được lợi nhuận tối đa trong phạm vi và điều kiện có thể, Cty cần phải sử dụng triệt để các loại tài sản trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.