0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Doanh số cho vay ngắn hạn:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY.DOC (Trang 44 -48 )

Do sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng chủ yếu điều kiện tự nhiên nên phần lớn chu kỳ sản xuất đều mang tính chất ngắn hạn. Mặt khác, do đời sống của người dân còn thấp, thu nhập của họ chủ yếu dựa vào kết quả thu hoạch sau khi kết thúc mùa vụ. Ngoài ra giá cả của sản phẩm nông sản luôn biến động cho nên việc thay đổi chu kỳ sản xuất là vấn đề luôn xảy ra. Chính vì vậy, người dân thường thích vay với thời hạn ngắn để phù hợp với chu kỳ sản xuất của mình và đảm bảo được khả năng trả nợ tốt với mức lãi suất phù hợp. Cụ thể hơn ta đi vào phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn phòng tín dụng NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy

Hình 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM (2004-2006)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Ngắn hạn 40.869 66.099 166.157 25.230 61,73 100.058 151,38 1. Trồng trọt 28.700 34.647 74.397 5.947 20,72 39.750 114,73 Trồng lúa 16.182 19.535 34.756 3.353 20,72 15.221 77,92 Trồng mía 12.518 15.112 39.641 2.594 20,72 24.529 162,31 2. Chăn nuôi 1.832 2.212 5.699 380 20,74 3.487 157,64 3. Nuôi trồng thủy sản 1.806 10.480 25.173 8.674 480,29 14.693 140,20 4. Thương mại dịch vụ 6.502 13.223 32.684 6.721 103,37 19.461 147,18 5. Ngành khác 2.029 5.537 28.204 3.508 172,89 22.667 409,37 Trung hạn 18.202 36.174 45.988 17.972 98,74 9.814 27,13 Chăm sóc vườn 2.690 4.841 7.004 2.151 79,96 2.163 44,68 Cán bộ công nhân viên 7.555 16.096 18.960 8.541 113,05 2.864 17,79 Thương mại dịch vụ 2.070 2.822 3.562 752 36,33 740 26,22 Ngành khác 5.887 12.415 16.462 6.528 110,89 4.047 32,60

Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm đều tăng và qua biểu đồ ta thấy tốc độ tăng của năm 2006 rất cao. Cụ thể năm 2005 doanh số cho vay đạt 34.647 triệu đồng tăng 25.230 triệu đồng, hay tăng 61,73 % so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 166.157 triệu đồng tăng 100.058 triệu đồng tức tăng 151,38% so với năm 2005. Nguyên nhân là do sự tăng lên của một số ngành như:

Ngành nông nghiệp

 Trồng trọt:

Qua biểu đồ ta thấy ngành này chiếm tỷ trọng cao trung bình trên 55% trong tất cả các ngành mà Ngân hàng đầu tư nhưng tỷ trọng có giảm qua 3 năm cho thấy Ngân hàng cũng ngày càng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Mặc dù tỷ trọng có giảm nhưng doanh số cho vay ngành này tăng lên qua ba năm và tăng với tốc độ rất nhanh vì Thị xã Ngã Bảy là vùng sông ngòi chằng chịt điều kiện khí hậu hai mùa rõ rệt thuận lợi cho việc trồng trọt nên doanh số cho vay ngày càng tăng và cũng do giá cả phân bón tăng cao. Cụ thể doanh số cho vay năm 2005 đạt 34.647 triệu đồng tăng 5.947 triệu đồng tức tăng 20,72% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 74.397 triệu đồng tăng 39.750 triệu đồng tức tăng 114,73% so với năm 2005. Ngành trồng trọt trên địa bàn Thị xã chủ yếu là cây mía và cây lúa. Cây lúa doanh số cho vay năm 2005 đạt 19.535 triệu đồng tăng 3.353 triệu đồng tức tăng 20,72% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 34.756 triệu đồng tăng 15.221 triệu đồng tức tăng 77,92% so với năm 2005, cây mía doanh số cho vay năm 2005 đạt 15.112 triệu đồng tăng 2.594 triệu đồng tức tăng 20,72% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 39.641 triệu đồng tăng 24.529 triệu đồng tức tăng 162,31% so với năm 2005. Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp dành cho đất trồng trọt nhiều, thời tiết khí hậu không ổn định thiên tai lũ lụt xảy ra nên khoản cho vay cho trồng trọt để chăm sóc lúa, mía như tăng cường thâm canh tăng vụ, cải tạo đồng ruộng nhằm hình thành vùng chuyên canh cây lúa, mía đồng thời đẩy mạnh đầu tư cải tạo vườn tạp thành cây đặc sản với năng suất cao hơn, hơn nữa những năm gần đây giá cả của lúa mía tăng cao nên bà con nông dân mở rộng diện tích canh tác ngoài ra nông dân sống chủ yếu nhờ vào cây lúa và là cây trồng truyền thống gắn chặt với đời sống nông dân và là vùng mía nguyên liệu để cung cấp cho hai nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh. Chính vì vậy mà nhu cầu vốn của ngành trồng trọt tăng qua các năm.

 Chăn nuôi:

Bên cạnh những ngành nghề truyền thống này, ngành chăn nuôi cũng được khuyến khích đầu tư cải thiện giống phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp để chuyển đổi nhanh cơ cấu nhưng tỷ trọng chiếm còn nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số cho vay ngành chăn nuôi tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2005 doanh số cho vay đạt 2.212 triệu đồng tăng 380 triệu đồng hay 20,74% so với năm 2004. Sang năm 2006 đạt 5.699 triệu đồng tăng 3.487 triệu đồng hay tăng 157,64% so với năm 2005 chủ yếu cho vay với quy mô nhỏ, gia đình. Nguyên nhân là do giá cả thị trường của sản phẩm heo, gà…cao và chi phí bỏ ra cho chăn nuôi cao như thuốc, thức ăn gây tâm lý cho người dân. Sang năm 2006 với sự chuyển dịch nhanh cơ cấu phát triển ngành chế biến thịt đồ hộp và được sự quan tâm của địa phương về việc phòng chống dịch cúm gia cầm và được bộ Nông Nghiệp cho ấp trứng nuôi trồng gia cầm trở lại. Vì vậy mặc dù ảnh hưởng trực tiếp của nạn dịch đó nhưng đã được khống chế kịp thời có hiệu quả tạo nên tâm lý an toàn hơn cho người dân. Vì vậy mà ngành chăn nuôi dần được ổn định và phát triển theo hướng cải thiện chất lượng giống. Mặt khác, do thị trường biến động nhu cầu về vật nuôi tỷ lệ thuận với nhu cầu nuôi của người dân, nhu cầu thị trường phát triển thì nhu cầu nuôi của dân phát triển theo. Chính vì lý do đó làm doanh số cho vay của ngành tăng nhanh vào năm 2006.

Ngành nuôi trông thủy sản

Đây cũng là một thế mạnh của vùng sông ngòi chằng chịt, ngành này tương đối phát triển hơn ngành chăn nuôi, nên doanh số cho vay tăng nhanh hơn và với số lượng lớn hơn và cũng chiếm tỷ trọng tăng qua 3 năm. Năm 2005doanh số cho vay đạt 10.480 triệu đồng tăng 8.674 triệu đồng hay 480,29% so với năm 2004. Sang năm 2006 đạt 25.173 triệu đồng tăng 14.693 triệu đồng hay tăng 140,20% so với năm 2005 ta thấy tốc độ cho vay tăng trưởng rất nhanh. Ở năm 2004 doanh số cho vay còn thấp là do địa phương chưa có chương trình kinh tế cụ thể, vùng nuôi trồng thủy sản chưa mở rộng, chưa cung cấp được kỹ thuật và giống, giá cả mặt hàng này chưa ổn định. Đến năm 2005, 2006 thì vấn đề này được giải quyết, ta thấy tốc độ tăng rất nhanh do bà con nuôi cá tra xuất khẩu đạt hiệu quả cao và giá cá tra lên cơn sốt vào năm 2006 nên nhu cầu vay vốn đối với ngành này tăng cao.

Doanh số cho vay của ngành này không ngừng tăng qua ba năm và chiếm tỷ trọng tương đối cao. Như năm 2005 doanh số cho vay ngành này đạt 13.223 triệu đồng tăng 6.721 triệu đồng hay tăng 103,37% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 32.684 triệu đồng tăng 19.461 triệu đồng hay tăng 147,18% so với năm 2005. Do trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Hơn nữa là nơi vừa mới lên thị xã thì việc đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ là vấn đề cần thiết hiện nay. Bởi nhu cầu xây dựng chợ ở nông thôn, phát triển hệ thống ở trung tâm dân cư xã để phục vụ tốt cho việc tiêu dùng hàng hoá nông sản trong nông thôn ngày càng tăng. Mặt khác, là Thị xã cũng có lợi thế phát triển dịch vụ du lịch chợ nổi Ngã bảy. Đây là ngành nghề tiềm năng của thị xã nên nhu cầu vốn ngành nghề này luôn tăng với nhịp độ phát triển của nó.

Ngành khác

Ngoài lĩnh vực cho vay trọng điểm thì Ngân hàng còn đầu tư vào lĩnh vực khác như: bờ bao, xuất khẩu lao động, cầm đồ, điện thấp sáng.

Doanh số cho vay của ngành này không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 đạt 5.537 triệu đồng tăng 3.508 triệu đồng hay tăng thêm 172,89% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 28.204 triệu đồng tăng 22.667 triệu đồng hay tăng thêm 409,37% so với năm 2005. Nguyên nhân người dân đang có xu hướng tập trung kinh doanh vào các ngành nghề này nên nhu cầu vốn của ngành nghề này ngày một tăng cao.

Nhìn chung công tác cho vay của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho khách hàng khá tốt, góp phần vào việc phát triển kinh tế ở nông thôn và góp phần trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY.DOC (Trang 44 -48 )

×