SINH VẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật (Trang 77 - 78)

III. Ứng dụng của di truyền vi sinh vật:

SINH VẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ

Sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật có quan hệ rất mật thiết với các yếu tố ngoại cảnh. Yếu tố ngoại cảnh có thể đẩy mạnh, hay ức chế hoặc đình chỉ quá trình sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật. Đa số các yếu tố đó đều có một đặc tính tác dụng chung biểu hiện ở 3 điểm hoạt động: tối thiểu, tối thích và cực đại.

Với tác dụng tối thiểu của yếu tố môi trường vi khuẩn bắt đầu sinh trưởng và mở đầu các quá trình trao đổi chất, với tác dụng tối thích vi sinh vật sinh trưởng với tốc độ cực đại và biểu hiện hoạt tính trao đổi chất và trao đổi năng lượng lớn nhất, với tác dụng cực đại vi khuẩn ngừng sinh trưởng và thường chết.

Thích hợp

Thấp nhất Cao nhất

Cường độ tác dụng của yếu tố bên ngoài

Đồ thị biểu diễn tác dụng của yếu tố bên ngoài lên vi sinh vật

Mức độ tác động của yếu tố ngoại cảnh đến vi sinh vật đ ược quyết định bởi các yếu tố sau:

- Tính chất và cường độ tác tác dụng. - Đặc tính của cơ thể vi sinh vật.

- Trạng thái môi trường mà vi sinh vật tồn tại.

- Quan hệ giữa các yếu tố ngoại cảnh với nhau.

- Thời gian tác động.

Tác dụng có hại của các yếu tố bên ngoài đối với vi sinh vật thể hiện chủ yếu ở những biến đổi sau:

- Phá huỷ thành tế bào.

- Làm biến đổi tính thấm của màng nguyên sinh chất. - Làm thay đổi đặc tính keo của nguyên sinh chất.

- Kìm hãm hoạt tính của các enzim.

- Phá huỷ quá trình sinh tổng hợp của tế bào.

Các yếu tố ngoại cảnh tác dụng lên tế bào vi sinh vật thuộc 3 nhóm: yếu tố vật lý, yếu tố hoá học và yếu tố sinh vật học.

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật (Trang 77 - 78)