Lên men latic:

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật (Trang 108 - 110)

III. Công thức một số môi trường dinh dưỡng thông dụng:

2.Lên men latic:

* Các bước tiến hành thí nghiệm:

- Muối dưa: nguyên liệu có thể là rau cải/ su hào/dưa... Rửa sạch nguyên liệu để loại bớt vi khuẩn lên men axit béo, cắt thành từng miếng nhỏ vừa phải. Cho vào cốc dung tích 250 ml. Cho thêm 4 gam đường, trộn đều, đổ ngập rau bằng dung dịch NaCl 6% để làm co nguyên sinh tế bào, tạo môi trường có nhiều dinh dưỡng cho vi khuẩn dễ lên men. Nén chặt, để 2 – 5 ngày ở 28 – 30 oC.

* Phân tích kết quả:

- Xác định sự có mặt của axit lactic (phản ứng tạo axetaldehyt):

Cho 20 ml dịch lên men (nước dưa muối) vào cốc dung tích 100 ml , sau đó

cho vào 2 ml H2SO4 10%, 5 ml KMnO4 5%. Đậy cốc bằng 1 tờ giấy lọc có tẩm AgNO3 trong NH4OH (10 gam AgNO3, cho nước cất tới 100 ml. Thêm từng giọt NH4OH đến khi tan hết cặn. Đựng dung dịch trong lọ màu). Sau đó đặt cốc trên lưới amiant và đem đun đến khi sôi. Quan sát sự chuyển màu của giấy lọc (giấy lọc chuyển sang màu nâu đen) theo phản ứng sau:

2KMnO4 + 3 H2SO4 K2SO4 + 2 MnSO4 + 3 H2O + 5/2 O2

5 CH3CHOHCOOH + 5/2 O2 CH3CHO + 5 CO2 +

5 H2O

CH3CHO bốc hơi tác dụng với AgNO3 làm cho giấy lọc chuyển sang màu nâu đen.

- Xác định lượng axit lactic tạo thành trong nước dưa muối bằng cách chuẩn độ với NaOH:

Lấy 10 ml dịch lên men (nước dưa muối), cho vào bình tam giác 250 ml, thêm vào đó 20 ml nước cất, 1 – 2 giọt dung dịch phenolphtalein. Sau đó chuẩn độ bằng NaOH 0,1N. Tính lượng axit lactic có trong dung dịch lên men như sau:

X = 0,009 x V

Trong đó: - X là số g axit lactic có trong dịch 10 ml dịch lên men.

- V là số ml NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ.

- 0,009 là số gam axit lactic tác dụng hết với 1 ml NaOH 0,1N. - Làm tiêu bản nhuộm đơn, soi bằng vật kính dầu để quan sát các vi khuẩn lên men lactic, chúng gồm các loài sau:

+ Streptococcus lactis: hình bầu dục, xếp thành từng đôi hay chuỗi ngắn. + Streptococcus cremosis: tế bào hình cầu, xếp thành chuỗi.

+ Lactobacterium bulgaricum, Lactobacterium lactis... là những trực khuẩn Gram dương.

3.Quá trình phân giải xenluloza hiếu khí: * Các bước tiến hành thí nghiệm:

- Pha môi trường Vinogratxki có thành phần như sau:

KNO3 2,5 gam MgSO4.7H2O 0,5 gam

NaCl 0,5 gam KH2PO4 1 gam

FeSO4 0,01 gam Mn2(SO4)3

0,01 gam

Nước cất 200ml

- Cho vào ống nghiệm 4 – 5 ml môi trường. - Khử trùng 1 atm trong 15 phút.

- Cho vào ống nghiệm 1 ít đất.

- Nhúng vào trong ống nghiệm một dải giấy lọc (20 x 1,5 cm) và dùng kẹp sắt kẹp một đầu dải giấy lọc vào miệng ống nghiệm.

- Nuôi cấy ở 28 – 30oC trong thời gian từ 7 – 15 ngày.

* Phân tích kết quả:

- Quan sát ống nghiệm: các vi sinh vật phân giải xenluloza phát triển tiết ra enzim xenlulaza làm cho giấy bị phân huỷ, hoá nhầy, có màu vàng, hồng, lục, chất nhầy có màu sắc đó chính là khuẩn lạc của vi khuẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm tiêu bản nhuộm đơn từ các chất nhầy trên bề mặt giấy lọc, quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính dầu, có thể thấy những đại diện sau:

+ Niêm vi khuẩn thuộc các giống sau:

Cytophaga: khi còn non có hình que dài, mảnh, hơi uốn cong, 2 đầu nhọn,

khi già tế bào có hình que ngắn, 2 đầu tế bào tròn.

Sporocytophaga có hình thái giống Cytophaga nhưng có khả năng tạo

thành vi nang xác hình tròn hay hình bầu dục.

Sorangium: khi tế bào già có dạng que ngắn và tạo thành các vi nang xác (mỗi vi nang xác có chứa 13 – 40 tế bào).

+ Các vi khuẩn có khả năng phân giải xenluloza mạnh như:

Cellvibrio: phẩy khuẩn, có 1 tiên mao trên tế bào. Khuẩn lạc có màu vàng lục.

Cellphacicula: tế bào hình que ngắn, ở giữa phình to, hai đầu nhọn. Khuẩn lạc có màu lục.

Cellulomonas: trực khuẩn hình que, mỏng. Khuẩn lạc có màu vàng sữa.

Bài 4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VI SINH VẬT TRONG ĐẤT (2

tiết)

Khu hệ vi sinh vật đất có mối quan hệ mật thiết với cây trồng, vì thế việc xác định vi sinh vật trong đất có vai trò rất quan trọng, giúp ta biết được số lượng cũng như thành phần vi sinh vật trong đất. Trên cơ sở đó mà có những biện pháp tích cực tạo điều kiện cho những vi sinh vật có ích phát triển và hạn chế sự có mặt của những vi sinh vật có hại. Để xác định vi sinh vật trong đất người ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có 2 phương pháp dưới đây được dùng nhiều hơn cả:

- Phương pháp xác định trực tiếp số lượng tế bào bằng cách đếm dưới kính hiển vi nhờ phòng đếm hồng cầu.

- Phương pháp xác định gián tiếp số lượng tế bào bằng cách đếm số khuẩn lạc tạo thành khi nuôi cấy trên môi trường đặc.

Để xác định số lượng vi sinh vật trong đất phải tiến hành qua các bước sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật (Trang 108 - 110)