Phương pháp pha chế môi trường dinh dưỡng:

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật (Trang 99 - 101)

1. Môi trường dinh dưỡng:

Môi trường dinh dưỡng là môi trường có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của vi sinh vật, cũng như các yếu tố vật lí và hoá học phù hợp với các hoạt động sống của chúng.

Người ta dùng môi trường để phân lập, nhân giống, giữ giống các loại vi sinh vật, đồng thời để nuôi cấy và nghiên cứu các đặc điểm sinh lí, sinh hoá của chúng.

Bất kỳ một môi trường dinh dưỡng nào cũng phải có các yếu tố sau đây: - Có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

- Có pH thích hợp

- Hoàn toàn vô trùng.

Tuỳ theo thành phần và nguồn gốc người ta chia môi trường dinh dưỡng làm 3 loại:

- Môi trường tự nhiên: chế tạo bằng các chất hữu cơ phức tạp có nguồn gốc tự nhiên. Ví dụ: môi trường sữa, máu, khoai tây, nước chiết nấm men. Thành phần hoá học của môi trường này không được xác định chính xác do tính chất không ổn định của sản phẩm tự nhiên.

- Môi trường tổng hợp là môi trường được pha chế bằng các hoá chất,

nên thành phần hoá học của môi trường này được biết một cách cụ thể.

- Môi trường bán tổng hợp tức là sử dụng cả hoá chất lẫn chất hữu cơ tự nhiên.

Căn cứ vào tính chất lý học, có thể chia môi trường nuôi cấy vi sinh vật thành 3 loại:

- Môi trường lỏng (dịch thể): thành phần môi trường này không chứa thạch (agar) và thường được dùng để nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh hoá, sinh khối, các sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật.

- Môi trường đặc: trong thành phần môi trường này có chứa 1,5 – 2,0% agar hoặc 10 – 20% gelatin và thường dùng để nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh lý của vi sinh vật, đánh giá các giống thuần khiết, giữ giống, đếm số lượng vi sinh vật.

- Môi trường bán lỏng: chứa khoảng 0,35 – 0,7% agar.

- Môi trường xốp: như môi trường kê nấu nhừ, cám, cát thạch anh có thấm dung dịch dinh dưỡng, và thường được ứng dụng trong vi sinh vật học công nghiệp

Khi chế tạo môi trường đặc người ta thường dùng agar, đây là một loại

polyssaccharit phức tạp thu nhận được từ một số loại tảo biển . Trong nước, agar

tạo thành dạng gen và chảy ra ở nhiệt độ 100OC. Còn gelatin là loại protein nhận được khi ninh xương và sụn động vật. Gel tạo thành bởi gelatin bị chảy lỏng ra ở nhiệt độ 23 – 36OC, tức là thấp hơn so với nhiệt độ nuôi cấy bình thường của nhiều vi sinh vật (30 – 37OC), ngoài ra nó còn bị dịch hoá bởi proteaza do một số vi sinh vật tiết vào môi trường.

2. Phương pháp làm môi trường:

Việc pha chế môi trường đòi hỏi phải chính xác và cẩn thận. Đây là một trong những khâu quan trọng bậc nhất trong công tác nghiên cứu vi sinh vật. Nếu môi trường không đảm bảo yêu cầu và kém phẩm chất thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

a. Pha chế: cân đong thật chính xác từng thành phần môi trường theo đúng trình tự hướng dẫn trong tài liệu. trình tự hướng dẫn trong tài liệu.

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật (Trang 99 - 101)