Sự tương thích về loại hình cơng nghiệp và quy mơ các nhà máy trên phương diện trao đổi chất thả

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất mô hình trung tâm trao đổi thông tin chất thải cho kcn biên hòa i - tỉnh đồng nai (Trang 57 - 59)

- Chưa nghiệm thu mơi trường

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRAO ĐỔI CHẤT THẢI TRONG KHU CƠNG NGHIỆP BIÊN HOAØ

3.2.1.3. Sự tương thích về loại hình cơng nghiệp và quy mơ các nhà máy trên phương diện trao đổi chất thả

trên phương diện trao đổi chất thải

Tính đa dạng của các loại hình cơng nghiệp đầu tư vào KCN là yếu tố để thực hiện chương trình TĐCT. Nếu các nhà máy đầu tư vào KCN đều sản xuất cùng một mặt hàng, hiển nhiên các nhà máy sẽ cĩ cùng nhu cầu là nguyên, nhiên liệu, năng lượng và tạo ra cùng loại sản phẩm, phế phẩm và chất thải. Do đĩ, khơng cĩ nhà máy nào cĩ nhu cầu hay cĩ thể tái sử dụng phế phẩm của nhà máy khác. Tuy nhiên, khơng cĩ nghĩa với việc tập hợp càng nhiều loại hình cơng nghiệp trong KCN càng tốt. Tính đa dạng của các loại hình cơng nghiệp là “điều kiện cần” để tiến hành chương trình TĐCT tiến tới phát triển mơ hình KCN TTMT nhưng chưa phải là “điều kiện đủ”. Tính đa dạng này phải nằm trong khuơn khổ của sự tương thích về loại hình cơng nghiệp sao cho mỗi nhà máy trong KCN khơng chỉ đĩng vai trị là cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới cho thị

trường mà cịn là một cơ sở tái sinh, tái chế chất thải, là một “mắt xích” gĩp phần khép kín dịng vật chất trong hệ cơng nghiệp.

KCN Biên Hịa I là KCN ra đời sớm nhất ở nước ta, tập hợp nhiều cơ sở sản xuất, cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau và gĩp phần đáng kể vào quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước. Hiện nay, KCN Biên Hịa I đã cĩ 103 cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động tập trung vào các loại hình cơng nghiệp như đã nêu.

Như vậy, KCN Biên Hịa I là KCN cĩ nhiều ngành nghề đã cĩ đủ “điều kiện đủ” cho hoạt động TĐCT, là một hệ cơng nghiệp hỗn hợp trong đĩ mối tương quan giữa các nhà máy là cĩ thể sử dụng phế phẩm, phế liệu của nhau đã được hình thành. Tuy nhiên, đối với một số ngành như may mặc và vải sợi thì CTR chủ yếu là vải vụn, chỉ vụn, nên khơng cĩ ngành cơng nghiệp nào nhận làm nguyên liệu sản xuất và bản thân nĩ cũng khĩ nhận phế phẩm, phế liệu của ngành khác để tái sử dụng. Ngồi ra, chất thải hữu cơ ngành chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc chủ yếu là vỏ, hạt các loại rau quả, bã rau quả, bã cà phê, bã hạt điều, chân nấm. . . cũng hồn tồn khơng tái sử dụng được trong KCN. Chất thải hữu cơ náy thích hợp cho việc tái chế thành phân compost, nhưng trong KCN vẫn chưa cĩ một nhà máy chế tạo compost hay làm phân hữu cơ nào. Chúng được cơng ty DVMTĐT Biên Hịa thu gom và đổ ở bãi chơn lấp như chất thải sinh hoạt của các nhà máy.

Sự tương thích về quy mơ là yếu tố nhằm đảm bảo tồn bộ phế phẩm, chất thải từ mỗi nhà máy trong KCN đều được một nhà máy khác trong KCN tiêu thụ. Nếu điều này khơng thể thực hiện được (ví dụ do khơng thể kêu gọi đầu tư), một cơ sở tái chế tương ứng sẽ được xây dựng (như một “mắt xích” tự tạo) hoặc một cơ sở tái chế sẵn cĩ trong khu vực sẽ được thuyết phục tham gia hệ thống nhằm đảm bảo sự khép kín dịng vật chất như đã thiết kế. Các nhà máy phải cĩ quy mơ sao cho cĩ thể thực hiện trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà

máy, nhờ đĩ giảm được chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, và gia tăng chất lượng của vật liệu trao đổi.

Tại KCN Biên Hịa I, sự tương thích về quy mơ ở phương tiện trao đổi chất hồn tồn khơng cĩ. Phần lớn các nhà máy cĩ rất nhiều chất thải, nhưng cơ sở sản xuất cĩ nhu cầu thu hồi làm nguyên liệu sản xuất rất ít và với khối lượng nhỏ. Hiện tại, cĩ thể nĩi thị trường chất thải chưa hình thành, và nếu đã cĩ thì hoạt động khơng hiệu quả vì cung lớn hơn cầu nhiều lần.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất mô hình trung tâm trao đổi thông tin chất thải cho kcn biên hòa i - tỉnh đồng nai (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w