Một số điểm bất cập trong quá trình áp dụng quy định về tái phạm tái phạm nguy hiểm theo quy định pháp luật TAND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn xét xử tại tand quận hải châu, thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 2019 (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÁI PHẠM, TÁI PHẠM NGUY HIỂM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN

2.3.Một số điểm bất cập trong quá trình áp dụng quy định về tái phạm tái phạm nguy hiểm theo quy định pháp luật TAND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

nguy hiểm theo quy định pháp luật TAND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Đối với việc dùng thuật ngữ “tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” tại điểm khoản 1 Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Tại khoản 1, Điều 5, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”10

Trong khi đó, quy định tại điểm d khoản 1, Điều 9, BLHS 2015 quy định về phân loại tội phạm thì theo đó tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định là loại tội

phạm có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội cao nhất trong các loại tội phạm và có mức cao nhất của khung hình phạt là từ 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có mức độ nguy hiểm đặc biệt lớn đối với xã hội và từ thực tiễn có thể thấy rằng những tội thuộc nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng này thường đòi hỏi người phạm tội phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình. Ngoài ra từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự tại Việt Nam có thể thấy trường hợp người phạm tội vô ý thực hiện hành vi phạm tội thuộc nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng là điều rất khó có thể xảy ra do đó nếu nói rằng tội đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện với lỗi vô ý là không hợp lí, tôi cho rằng nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng này đều được thực hiện với lỗi cố ý chứ không thể thực hiện với lỗi vô ý. Vì vậy từ quan điểm cá nhân tôi cho rằng việc các nhà làm luật sử dụng thuật ngữ “tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” tại khoản 1, Điều 5, BLHS 2015 là chưa phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 9, BLHS 2015.

2.3.2. Đối với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 BLHS 2015

Điểm b khoản 2 Điều 53 BLHS 2015 quy định “Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý” là tái phạm nguy hiểm. Như vậy, trong trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi vô ý sau khi đã tái phạm và chưa được xóa án tích vẫn không được xác định là tái phạm nguy hiểm.

Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, căn cứ vào quy định về phân chia tội phạm tại Điều 8 Bộ luật Hình sự, tội rất nghiêm trọng dù là cố ý hay vô ý thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng cao hơn rất nhiều so với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do cố ý. Đối với loại tội rất nghiêm trọng do vô ý, nhà làm luật đã có sự cân nhắc khi quy định trách nhiệm hình sự. Cho nên, sẽ là thiếu sót khi xác định người phạm tội đã tái phạm mà lại phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do cố ý là tái phạm nguy hiểm nhưng người phạm tội đã tái phạm mà lại phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý (tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn, hình phạt áp dụng nặng hơn) nhưng lại không xem là tái phạm nguy hiểm.

2.3.3. Hình phạt trong trường hợp tái phạm nguy hiểm

Từ thực tiễn hoạt động xét xử tại Tòa án cho thấy có rất nhiều trường hợp người phạm tội đã từng bị kết án với tình tiết tái phạm nhưng khi chấp hành xong hình phạt của bản án, vẫn tiếp tục ngoan cố, coi thường pháp luật phạm tội rất nhiều lần. Đối với trường hợp này khi xét xử về tội phạm sau người phạm tội sẽ bị xem xét phạm tội với

tình tiết tái phạm nguy hiểm. Tuy nhiên khi Tòa án xem xét áp dụng hình phạt đối với trường hợp phạm tội có tình tiết tái phạm nguy hiểm còn quá nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe đối với người phạm tội tôi xin được nêu ra ví dụ cụ thể sau đây: Theo bản án số 102/2019/HS-ST của TAND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng về vụ án Hồ Duy K trộm cắp tài sản, nội dung vụ án như sau:

Vụ thứ nhất: Vào khoảng 02 giờ 20 phút ngày 10/12/2017, tổ tuần tra Công an phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng tuần tra tại Bệnh viện Đà Nẵng phát hiện Hồ Duy K có biểu hiện nghi vấn nên mời về làm việc. K khai nhận đã lén lút đột nhập vào các phòng bệnh nhân của bệnh viện để trộm cắp 02 ĐTDĐ. Cụ thể: + Vụ thứ 01: Khoảng 02 giờ ngày 10/12/2017, tại phòng 408 khoa ngoại chấn thương chỉnh hình, K trộm cắp 01 ĐTDĐ hiệu LG-G5 của ông Nguyễn Văn Công P (Sinh năm: 1993; trú khối phố S, phường B, thị xã N, tỉnh Quảng Nam).

+ Vụ thứ hai: Sau đó, K sang phòng 410 Khoa nội trộm cắp 01 ĐTDĐ hiệu Forme của ông Lưu Q (Sinh năm: 1954; trú Thôn G, xã P, huyện O, tỉnh Quảng Nam).

Trongquá trình điều tra, Hồ Duy K bỏ đi khỏi nơi cư trú nên ngày 13/02/2018 Cơ quan CSĐT Công an quận Hải Châu ra Quyết định truy nã đối với K. Đến ngày 04/6/2019 thì bắt được bị cáo. Trong quá trình trốn truy nã, K đã thực hiện 02 vụ trộm cắp tài sản tại Bệnh viện Mắt, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Cụ thể:

Vụ thứ nhất : Khoảng 01 giờ 30 phút ngày 24/01/2019, K đến phòng 148 Khoa Glucom trộm cắp 01 ĐTDĐ hiệu Oppo F1S màu vàng của ông Nguyễn Sao N (Sinh năm: 1996; trú Tổ 10, phường H, quận U, thành phố Đà Nẵng). Sau khi trộm cắp, K đem bán cho 01 thanh niên (không rõ họ tên, địa chỉ) tại khu vực đường Triệu Nữ Vương, thành phố Đà Nẵng với giá 600.000 đồng.

Vụ thứ 02: Khoảng 12 giờ 40 phút ngày 16/3/2019, K đến Khoa cấp cứu trộm cắp 01 ĐTDĐ hiệu Samsung S10 Plus màu xanh của bà Phạm Thị I (Sinh năm: 1982; trú đường L, quận C, thành phố Đà Nẵng). Sau khi trộm cắp, K đem bán cho 01 thanh niên (không rõ họ tên, địa chỉ) tại khu vực đường Triệu Nữ Vương, thành phố Đà Nẵng với giá 5.000.000 đồng

Ngoài ra, K khai nhận vào ngày 18/11/2017 tại Bệnh viện Đà Nẵng, K lấy trộm 01 ĐTDĐ hiệu Sam sung Galaxy J3 của một người phụ nữ (không rõ họ tên, địa chỉ). Sau đó, bị cáo nằm ngủ tại hành lang bệnh viện thì bị mất trộm.

K còn trộm cắp 01 ĐTDĐ hiệu Oppo màu hồng; 01 ĐTDĐ hiệu Iphone 6S plus màu vàng đồng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Cơ quan CSĐT Công an quận Hải Châu đã chuyển thông tin cho Cơ quan CSĐT Công an thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam điều tra theo thẩm quyền).

Xét về yếu tố nhân thân: Bị cáo là người đã từng bị kết án nhiều lần về tội phạm thuộc nhóm tội phạm sở hữu cụ thể:

+ Ngày 17/01/2006 Hồ Duy K đã bị Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng xử phạt 09 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo bản án số 02/2006/HSST

+ Ngày 24/01/2007, bị cáo bị Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 01 năm 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo bản án số 19/2007/HSST. Bị cáo chấp hành xong hình phạt tù vào ngày 03/3/2008

+ Ngày 04/8/2010 mới bị Tòa án nhân dân huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam xử phạt 18 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo bản án số 34/2010/HSST.Tại bản án này, bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng tái phạm, theo quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 sửa đổi bổ sung năm 2009. Ngày 09/9/2011, bị cáo chấp hành xong hình phạt tù.

+Ngày 10/12/2017 bị cáo tiếp tục phạm tội trộm cắp tài sản. Do chưa thi hành phần trách nhiệm dân sự và án phí hình sự tại bản án trước nên bị cáo chưa được xóa án tích. Đến ngày 18/10/2019 bị cáo lại tiếp tục bị Tòa án nhân dân quận Hải Châu tiến hành xét xử công khai về tội “Trộm cắp tài sản”.

Từ những yếu tố thuộc về nhân thân của bị cáo có thể thấy bị cáo đã bị đưa ra xét xử nhiều lần về hành vi trộm cắp tài sản, tuy nhiên bị cáo không có sự ăn năn hối cải mà tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Do đó có thể bị cáo có thái độ coi thường pháp luật không biết ăn năn sửa chữa hành vi của bản thân mình đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm cho xã hội cần phải có biện pháp mạnh để răn đe. Tuy nhiên tại bản án số 102/2019/HS-ST của TAND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng kết luận Hồ Duy K phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm g, khoản 2, Điều 17 và xử phạt Hồ Duy K 03 năm tù. Theo quan điểm cá nhân tôi cho rằng K có đặc điểm nhân thân xấu, thực hiện

hành vi phạm tội một cách chuyên nghiệp do đó hình phạt của Tòa án tại Bản án số 102/2019/HS-ST đối với Hồ Văn K là quá nhẹ chưa đủ sức răn đe đối với bị cáo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với xã hội.

2.3.4. Tái phạm nguy hiểm chưa được áp dụng trong một số trường hợp

Xuất phát từ những nghiên cứu thực tiễn liên quan đến hoạt động xét xử hình sự nói chung và trường hợp phạm tội với tính chất tái phạm, tái phạm nguy hiểm nói riêng có thể thấy việc xét xử các vụ án có tính chất tái phạm, tái phạm nguy hiểm là vô cùng quan trọng và phải được tiến hành nghiên cứu cẩn trọng. Để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm yếu tố đầu tiên và quan trọng phải được xem xét đó là việc bị cáo đã hoàn thành hết các nghĩa vụ theo bản án trước đó hay chưa sau đó mới tiến hành xác định thời điểm để tính thời hạn được xóa án tích của bị cáo. Án tích của bị cáo là một yếu tố quan trọng quyết định liệu bị cáo có phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm được quy định trong BLHS hay không. Tuy nhiên trong một số trường hợp vì một số lí do mà yếu tố án tích của bị cáo chưa được xem xét một cách đúng đắn dẫn đến việc xem xét để áp dụng tình tiết tái phạm tái phạm nguy hiểm chưa được áp dụng trong việc định tội bị cáo dẫn đến việc bị cáo chưa được xét xử thích đáng với tính chất của hành vi nguy hiểm do họ gây ra. Sau đây sẽ là một ví dụ liên quan đến việc chưa áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm trong quá trình xét xử đối với hành vi phạm tội của bị cáo tại TAND quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng. Tại bản án số 57/2019/HS-ST của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng ngày 21 tháng 06 năm 2019 xét xử bị cáo Dương Đình Đ về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 173, BLHS 2015 có nội dung tóm tắt như sau:

Nội dung: Khoảng 23 giờ 30 phút ngày 05/02/2019 sau khi sử dụng ma túy và nhậu cùng bạn xong, Dương Đình Đ điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Yamaha Sirius màu đen, BKS 42D1-190.92 đi mua thuốc lá. Khi đi ngang qua nhà tại phường C, quận H, TP Đà Nẵng, Đ quan sát thấy cửa kính khép hờ và đèn sáng mờ nên đã nảy sinh ý định lẻn vào trộm cắp tài sản. Đ dựng xe ở gần đó và vào nhà trộm lấy 1 điện thoại di động nhãn hiệu Samsung J3 màu xám đang sạc pin để trên bàn của anh Nguyễn Thành C. Khi Đ đi ra thì bị chị Nguyễn Thùy N phát hiện và tri hô. Sau đó Đ vứt lại điện thoại rồi điều khiển xe bỏ chạy những bị anh C đuổi theo và đạp ngã nên Đ bỏ lại xe và bỏ

chạy. Sau đó Đ bị lực lượng tuần tra Công an phường C, quận H, TP Đà Nẵng phát hiện và bắt giữ.

Xét về nhân thân của bị cáo Dương Đình Đ: Trong giai đoạn từ 2007 – 2014 bị cáo đã từng bị kết tội 4 lần về hành vi phạm tội của mình gây ra. Lần thứ nhất, tại bản án số 43/2007/HSST của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, TP Đà Năng xử phạt Dương Đình Đ 12 tháng từ về hành vi Trộm cắp tài sản theo khoản 1, Điều 138, BLHS 1999. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù tháng 11/2008 (chưa được xóa án tích) thì vào ngày 12/3/2010 tại bản án số 18/2010/HSST Dương Đình Đ bị Tòa án nhân dân quận Hải Châu, TP Đà Nẵng xử phạt 15 tháng tù giam về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1, Điều 138, BLHS 1999 với tình tiết tái phạm. Ngày 12/02/2011 Đ chấp hành xong hình phạt tù của bản án chưa được xóa án tích thì Đ lại tiếp tục có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 93.470.800 và tại bản án số 66/2014/HSST ngày 20/06/2014 Dương Đình Đ bị Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng xử phạt 5 năm tù giam theo quy định tại điểm b, c, e, khoản 2, Điều 138, BLHS 1999. Sau đó ngày 06/09/2014 Dương Đình Đ tiếp tục bị đưa ra xét xử và tại bản án số 167/2017/HSST của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xử phạt Dương Đình Đ 5 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm b, c, e khoản 2, Điều 138, BLHS 1999.

Theo bản cáo trạng số 65/CT-VKS ngày 24/05/2019 của Viện kiểm sát nhân dân quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng truy tố Dương Đình Đ về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1, Điều 173, BLHS 2015. Trong quá trình xem xét vụ án, Tòa án nhân dân quận Hải Châu đã xem xét đến tính chất vụ án và xử phạt bị cáo Dương Đình Đ 09 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 173 và các điểm s, h khoản 1, Điều 51 và Điều 38 BLHS 2015.

Tuy nhiên tôi cho rằng trong vụ án của Dương Đình Đ, TAND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng đã áp dụng điểm b, khoản 1, Điều 173 là chưa chính xác bởi một số lí do như sau:

Thứ nhất, hành vi trộm cắp tài sản của bị cáo đã được thực hiện nhiều lần. Cụ thể trước khi thực hiện hành vi phạm tội vào ngày 05/02/2019 bị truy cứu tại bản án số 57/2019/HSST của TAND quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, bị cáo Dương Đình Đ đã từng có bốn lần thực hiện hành vi phạm tội “Trộm cắp tài sản” và bị Tòa án đưa ra xét xử công khai và xử phạt bằng hình phạt tù. Sau khi bị Tòa án xử phạt tù về hành vi trộm cắp tài sản mà Đ không hề có thái độ ăn năn, hối cải về hành vi mà sau khi ra tù chưa

được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Tại bản án số 18/2010/HSST Dương Đình Đ đã bị Tòa án nhân dân quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng áp dụng tình tiết tái phạm đối với hành vi trộm cắp tài sản của bị cáo. Từ đó có thể thấy bị cáo có nhân thân vô cùng xấu, đã từng bị kết án bởi hành vi trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng không lấy đó làm kinh nghiệm để sửa đổi bản thân mà lại vẫn tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp sau khi ra tù. Giá trị tài sản mà mỗi lần Đ trộm cắp là khá lớn, do đó có thể thấy được thái độ coi thường pháp luật của bị cáo, không biết ăn năn hối cải lao động lương thiện để kiếm sống mà lại liên tiếp thực hiện hành vi trộm cắp trong thời

Một phần của tài liệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn xét xử tại tand quận hải châu, thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 2019 (Trang 28 - 34)